Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ

Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ
Publish date: Tuesday. June 16th, 2015

Những ngày này, đến thăm vườn của ông Trần Được (thôn 6, xã Khánh Nam) đã nghe hương mít sực nức khắp vườn. Ông Được cho biết, vườn của ông là một trong những điểm đầu tiên trồng mít nghệ tại huyện Khánh Vĩnh. Năm 2010, ông thay thế vườn chanh già cỗi bằng vườn mít với hơn 300 gốc. Vườn mít cho quả từ năm ngoái với sản lượng 10 tấn, dự kiến năm nay đạt 15 tấn. Với giá bán bình quân 8.000 đồng/kg thu mua tại chỗ, ông sẽ thu nhập khoảng 120 triệu đồng.

Theo ông Được, thổ nhưỡng tại Khánh Vĩnh thích hợp với nhiều loại cây, trong đó có mít nghệ. Cây mít nghệ dễ trồng, phát triển ổn định, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời kỳ mít ra hoa, đậu trái, cần chăm sóc kỹ bằng cách phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ, bón phân, tưới nước, nếu không trái sẽ bị nhỏ. Ngoài cây mít, ông còn trồng xen nhiều loại cây khác như: sầu riêng, chôm chôm, xoài, bưởi da xanh… Thu nhập từ làm vườn cho gia đình ông khoảng 200 triệu đồng/năm. Ông Được cho hay, nghề làm vườn cần nhiều vốn; thế nhưng hiện nay, việc vay vốn của nông dân vẫn còn khó…

Thời gian này, vườn mít nghệ của ông Cao Việt (thôn Giang Mương, xã Khánh Phú) cũng bắt đầu cho trái. Tuy vườn mít của ông cành, gốc còn bé nhưng quả đã trĩu nặng. Ông Việt cho biết, cách đây 4 năm, ông chuyển 1ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng mít nghệ. Ông được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hỗ trợ 100 gốc; 200 gốc còn lại ông dành dụm vốn để mua dần. Ông Việt hy vọng, khi vườn mít đi vào thu hoạch ổn định, mỗi năm gia đình sẽ có vài chục đến khoảng một trăm triệu đồng.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, cây mít nghệ được phát triển gần đây với tổng diện tích khoảng 30ha, rất thích hợp với điều kiện canh tác ở miền núi bởi khả năng chịu hạn cao, có thể phát triển trên vùng gò đồi, hạn chế nước tưới. Hiện nay, các xã: Khánh Phú, Sông Cầu, Khánh Nam, Khánh Thượng, Khánh Đông… đang phát triển mạnh, đặc biệt là giống mít Thái lá bàng…

Theo ông Lê Văn Hùng - Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện, cây mít nghệ có thể trồng ở các vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng; mít sớm ra trái, năng suất cao, có thị trường tiêu thụ ổn định, có thể trồng xen vào vườn cam, quýt, tiêu, cà phê… để tăng thu nhập. Năm 2015-2016, huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây mít nghệ tại huyện Khánh Vĩnh”. “Đây là đề tài cấp cơ sở. Trên cơ sở tham vấn các mô hình có sẵn của nông dân, đề tài sẽ nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển, thích nghi với sâu bệnh, năng suất, thị trường và một số yếu tố khác của cây mít nghệ, qua đó đề xuất hướng phát triển trên địa bàn huyện” - ông Hùng nói.

Hiện nay, khả năng nhân rộng của cây mít nghệ ở Khánh Vĩnh khoảng 300 - 500ha. Huyện đã phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực. Theo đó, mít nghệ là 1 trong 4 loại cây ăn quả định hướng (mít nghệ, bưởi da xanh, sầu riêng, xoài). Tuy nhiên, cái khó hiện nay là nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình. Mọi nguồn lực đều dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới. Vì thế, khả năng nhân rộng còn hạn chế. Bên cạnh đó, tuy là cây ăn quả có khả năng chịu hạn nhưng mít nghệ vẫn cần nước, nhất là lúc cây đi vào thời kỳ cho quả ổn định. Được biết, vừa qua, tại xã Khánh Trung, người dân đã phải đào giếng để lấy nước tưới vườn với chi phí cho một giếng khoan khoảng 20 - 25 triệu đồng. Đây là một thách thức trong chương trình phát triển cây ăn quả chủ lực của huyện, trong đó có cây mít nghệ.


Related news

Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Saturday. March 16th, 2013
Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

Monday. June 3rd, 2013
Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Tuesday. March 19th, 2013
Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Friday. March 22nd, 2013
Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Sunday. March 24th, 2013