Khánh Sơn (Khánh Hòa) Mất Mùa Mít Nghệ

Mít nghệ là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Tuy nhiên, 2-3 năm trở lại đây, hiện tượng sâu bệnh hại xuất hiện trên cây mít và bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.
Không chỉ cây mít nghệ, hầu hết các giống mít trồng trên địa bàn xã đều bị nhiễm sâu bệnh gây ra hiện tượng trái bị thối và rụng hàng loạt, có nhiều vườn trồng hàng trăm cây nhưng chỉ thu hoạch được vài chục quả. Theo nhận định của người trồng mít, tình trạng rụng trái hàng loạt trên cây mít chủ yếu là do bị ruồi và ong chích.
Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.
Để phòng trừ sâu bệnh, nhiều nông hộ đã chủ động thực hiện các biện pháp thủ công hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không đạt hiệu quả cao.
Related news

Đề án 1.000 sẽ tập trung chuyển đổi theo 4 đối tượng là lúa, mía, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu cho các đối tượng sau khi được chuyển đổi sẽ tăng thêm giá trị sản xuất từ 1,5 – 2 lần trên cùng diện tích canh tác so với năm 2013.

Hoạt động giao thương và giá cả trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời điểm này tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều…

Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.

Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.