Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khánh Hòa Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Trên Vỉ

Khánh Hòa Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Trên Vỉ
Publish date: Monday. June 30th, 2014

Cách đây 10 năm, một số người dân tại thôn Đông Hà, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã đưa giống rong nho từ Nhật Bản về trồng thử nghiệm tại địa phương. Từ đó đến nay giống cây này không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành sản phẩm xuất khẩu cho thu nhập cao.

Để mô hình này ngày càng phát triển hơn nữa, mới đây đoàn khối các cơ quan tỉnh, phối hợp với đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng rong nho trên vỉ cho người dân địa phương. Kỹ thuật này sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn so với phương pháp trồng đáy như trước đây.

Từ trước đến nay, người dân trồng rong nho ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa chủ yếu trồng rong trực tiếp xuống đáy ao đìa. Với phương pháp này, cây bám rễ xuống đất nên khi mưa lớn hay nhiệt độ thay đổi, cây rong dễ chết. Bên cạnh đó, phương pháp này khá tốn công sức và thời gian trong việc thu hoạch và cải tạo.

Với phương pháp trồng rong trên vỉ, hầu như những nhược điểm này đã được khắc phục. Rong nho trồng trong vỉ vẫn hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ đáy ao, thuận lợi trong thu hoạch vì có thể đưa từng vỉ lên bờ, khi gặp sự cố cũng có thể nhanh chóng chuyển các vỉ rong nho sang ao khác. Bên cạnh đó, cách làm này còn cho năng suất tăng gấp đôi so với trồng đáy, từ 65 đến 70 tấn/ha/năm.

Anh Đặng Ngọc Thoại – Người trồng rong nho phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa chia sẻ trước kia anh không có vốn, chỉ đầu tư trồng đáy nên 1 ha hái 1 tuần khoảng 2 tấn. Còn bây giờ đầu tư vỉ gần 2 tháng nay một tuần được 3 tấn, hơn 1 tấn trong vòng 1 tuần so với phương pháp trước.

Ông Huỳnh Kim Khánh – Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa cho biết với phương pháp trồng trên vỉ nông dân có thể cơ động. Khi nhiệt độ ở đáy ao cao thì có thể nâng vỉ lên cao hơn đáy, khi mưa lớn, độ mặn thấp thì có thể di chuyển qua ao khác để tăng độ mặn để đảm bảo nguồn giống. Do đó, trồng trên vỉ thì chủ động hơn về sản xuất cũng như lưu giữ giống qua vụ mùa sau.

Áp dụng phương pháp trồng trên vỉ thì chỉ sau khoảng 20 ngày có thể tiến hành thu hoạch, nhanh hơn trồng đáy khoảng 25 ngày. Tuy nhiên quy trình trồng rong nho trên vỉ đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn, bình quân khoảng 250 nghìn đồng/vỉ. Vì vậy, trong đợt chuyển giao kỹ thuật lần này, các đoàn viên, thanh niên còn hỗ trợ 4 hộ dân, mỗi hộ 4000 vỉ/1ha; với 100% tiền giống và 30% tiền vật tư.

Hiện nay rong nho tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Đài Loan và một số tỉnh thành lớn trong cả nước. Với các lợi thế vượt trội so với trồng đáy như năng suất cao, chất lượng rong tốt, dễ dàng di chuyển vỉ rong nên thuận tiện trong thu hoạch và bảo quản giống, hy vọng trong thời gian tới, phương pháp trồng rong trên vỉ sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao năng suất và thu nhập cho nhiều hộ dân.


Related news

Giấc mơ cho gà Việt Nam Giấc mơ cho gà Việt Nam

Các đại biểu đến từ Đức đã mang đến một “giấc mơ” cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều, đây không phải là một giấc mơ xa vời.

Thursday. September 17th, 2015
Người biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ Người biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ

8 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, bà Trần Thị Nhường ở thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ.

Thursday. September 17th, 2015
Phục tráng thành công đậu nành thuần chủng Cư Jút Phục tráng thành công đậu nành thuần chủng Cư Jút

Với việc phục tráng thành công giống đậu nành thuần chủng Cư Jút, các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) đã góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thursday. September 17th, 2015
Mượn trại gà để làm nông dân giỏi Mượn trại gà để làm nông dân giỏi

Từ ngày nhiều gia đình trong bản T.P (thuộc một xã vùng cao của tỉnh V) chuyển sang làm kinh tế trang trại VAC với quy mô lớn, thì sự khá giả cũng đến nhanh trông thấy.

Thursday. September 17th, 2015
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân

Bí quyết đưa đến thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam chính là sự đồng thuận từ cán bộ đến người dân. Nhờ thế, Đại Hiệp đã sớm về đích NTM trước thời hạn một năm.

Thursday. September 17th, 2015