Bảo Thắng (Lào Cai) Không Phát Sinh Thêm Ổ Dịch Cúm A/H5N6

Sau hơn 1 tuần xảy ra ổ dịch Cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ tại tổ dân phố Phú Cường II, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, đến nay trên địa bàn không phát hiện thêm ổ dịch mới nào liên quan đến vi-rút Cúm A/H5N6.
Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.
Cùng với đó, cơ quan chức năng huyện Bảo Thắng đang thực hiện các biện pháp quyết liệt để hạn chế việc vận chuyển gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thị trấn Phố Lu, nhất là khu vực tổ dân phố Phú Cường II.
Theo thông tin từ cơ quan thú y địa phương, khoảng đầu tháng 8/2014, đàn chim trĩ 558 con tại trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Huy Ích, tổ dân phố Phú Cường II, thị trấn Phố Lu đã có hiện tượng ốm và chết rải rác.
Thông tin đã được báo cáo với cơ quan thú y thị trấn và huyện để tiến hành tiêm phòng, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Hà Nội xác định. Ngay sau khi có kết quả giám định kết luận đàn chim trĩ đỏ dương tính với bệnh Cúm A/H5N6, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã quyết định tiêu hủy toàn bộ số chim trĩ đỏ nói trên.
Ông Nguyễn Huy Ích cho biết, tháng 7/2013, gia đình có nhập trên 100 con chim trĩ giống bố mẹ tại một tỉnh miền xuôi về để nuôi với mục đích gây giống. Đến đầu tháng 8/2014, đàn chim trĩ phát triển thành 558 con nhưng sau đó đã bị nhiễm bệnh dịch. Tổng thiệt hại theo ước tính của ông Ích vào khoảng 200 triệu đồng.
Đầu năm 2014, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã gây hại tại địa bàn 5 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng khiến hàng nghìn con gia cầm phải tiêu hủy, thị trường gia cầm và các sản phẩm gia cầm bị tê liệt trong nhiều ngày.
Related news

Theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh; trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, diện tích cà phê trên 25 năm là 1.969 ha, diện tích trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2015 gồm: cà phê (28.483 tấn/49,09 triệu USD, giảm 16,05% về lượng, giảm 29% về giá trị); mì lát (8.000 tấn/2 triệu USD, giảm 63,5% về lượng, giảm 63,51% về giá trị); mủ cao su (1.543 tấn/ 2,39 triệu USD, tăng 78,94% về lượng, tăng 14,68% về giá trị); gỗ tinh chế (1,05 triệu USD, tăng 13,61%); các mặt hàng khác (đạt 7,47 triệu USD, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm 2014).