Khai thác cá ngừ toàn cầu tăng một triệu tấn sau 10 năm

Từ mức khoảng 1,8 triệu tấn vào năm 1980, đến năm 2015, sản lượng khai thác vượt trên 5 triệu tấn. Như vậy mỗi năm tăng ổn định khoảng 100.000 tấn/năm.
Tổng số tàu đánh bắt cá ngừ tăng 22% lên 609 tàu trong năm 2015 do số tàu tăng mạnh 41% ở Trung Tây Thái Bình Dương.
Sản lượng của 3 khu vực phát triển chính là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu chưa tăng từ những năm 1980.
Năm quốc gia trọng điểm về nghề cá trong khu vực châu Á là Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đã tăng 1,5 triệu tấn, từ 300.000 tấn năm 1980 lên 1,7 triệu tấn trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức cao- 18%.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang trợ cấp cho các tàu mới. Nhiều người nói rằng, mức tăng này là nhờ có hỗ trợ của khoa học. Nhưng không chỉ nhờ có tiến bộ khoa học mà còn phải có sự hỗ trợ từ pháp luật.
Related news

Có thể nói, trong khi nhiều mặt hàng nông sản còn đang “tìm đường”, thì ngay từ năm 2006 ngành điều Việt Nam đã thành “cường quốc” khi xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường gồm trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.
Bên cạnh các nghề ăn theo trong mùa nước nổi như giăng lưới, kéo côn, đặt lờ... thì việc bắt ốc bươu vàng cũng được xem là biện pháp “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tận diệt loài sinh vật gây hại lúa, vừa mang lại thu nhập cho người dân.

Đã có 15 trên tổng số 28 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí với luật loại bỏ các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen (GMO) khỏi toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ trong bối cảnh thời hạn chót cho vấn đề này đang đến gần.