Liên Minh Hải Quan Sẽ Thanh Tra Thủy Sản Việt Nam
Dự kiến ngày 20-10 đoàn thanh tra của Liên bang Nga và Liên minh hải quan (gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan) sẽ thanh, kiểm tra một số doanh nghiệp thủy sản đã xuất khẩu và đang đăng ký xuất khẩu hàng sang những thị trường này.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) cho biết 25 doanh nghiệp chế biến thủy sản đang được phép xuất khẩu vào Liên minh hải quan sẽ phải tiếp đoàn thanh tra. Ngoài ra, 41 doanh nghiệp đang đăng ký để xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng phải làm việc với đoàn này.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), việc các nước nằm trong Liên minh hải quan cử đoàn thanh tra đến kiểm tra các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam là một việc làm bình thường, các nước như Mỹ, Hàn Quốc… hằng năm đều có đoàn thanh tra đến kiểm tra những cơ sở, doanh nghiệp thủy sản có sản phẩm xuất sang thị trường của họ.
Lần thanh tra mới nhất của Nga đối với thủy sản Việt Nam là cuối năm 2013. Lúc đó, phía Nga đã thanh, kiểm tra tại 8 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cá tra. Kết quả, từ ngày 31-1-2014, cá tra Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào thị trường Nga. Tuy nhiên, nhờ những hoạt động của Nafiqad, Vasep sau đó nên đến đầu tháng 8-2014, cá tra được trở lại thị trường Nga.
Trong một diễn biến có liên quan, Nafiqad cho biết, trong thời gian vừa qua, Cục đã nhận được phản ánh của một số cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản vào Brazil về việc lô hàng thủy sản của các cơ sở này không được phép nhập khẩu vào Brazil.
Cụ thể là Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng thực phẩm Brazil (MAPA) tạm thời đình chỉ cấp phép nhập khẩu cho thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Thủy sản và nuôi trồng Brazil (MPA), với lý do chưa nhận được báo cáo khắc phục đối với các khuyến cáo nêu tại Báo cáo chính thức của đoàn thanh tra MPA tại Việt Nam vào tháng 3-2013.
Tuy nhiên, theo Nafiqad, cho đến nay cục chưa nhận được thông báo chính thức từ Cơ quan thẩm quyền Brazil hoặc từ Cơ quan đại diện ngoại giao của Brazil tại Việt Nam (Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam) về việc Brazil ban hành lệnh đình chỉ nhập khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam.
Vì thế, Nafiqad đề nghị các cơ sở, doanh nghiệp chủ động liên hệ chặt chẽ với nhà nhập khẩu để cập nhật thông tin liên quan kịp thời. Hiện Nafiqad cũng đang tích cực liên hệ với các bên và sẽ thông báo cho doanh nghiệp khi có thông tin chính thức.
Related news
Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.
Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.
Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.
Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây
Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới, bình quân mỗi ha trồng xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng/ha.