Khá Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Dê

Khi thấy việc trồng trọt không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, năng suất ngày càng giảm, anh Trần Quang Khải (ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê. Đầu năm 2004, với số tiền ít ỏi dành dụm được, anh mua 5 con dê giống về nuôi thử, đồng thời trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi.
Anh Khải chia sẻ: “Thời điểm tôi thí điểm mô hình nuôi dê, ở địa phương chưa có mấy người nuôi. Do chăn nuôi tự phát nên tôi chủ yếu tự tìm hiểu cách chăm sóc qua sách, báo để áp dụng vào thực tế”.
Ban đầu khi mới nuôi, chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc nên đàn dê của anh Khải bị mắc một số bệnh và chết. Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi dê, nắm bắt các phương pháp chăn nuôi, số dê của anh phát triển khá nhanh và đồng đều. Với 5 con dê làm giống ban đầu, hiện gia đình anh đã có 5 trại với gần 500 con, gồm: dê sinh sản, dê thịt và dê giống.
Anh Khải cho biết: “So với nuôi heo thì nuôi dê ít gặp rủi ro hơn vì không cần vốn đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, chuồng trại, thức ăn… giá dê cũng ổn định hơn. Trung bình 2 năm dê sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con”.
Hiện nay, nhiều thương lái tìm tới gia đình anh đặt mua dê thịt để bỏ mối cho các nhà hàng. Với giá mua tại chuồng, dê thịt được bán với giá từ 110-120 ngàn đồng/kg, khoảng từ 35-40 kg/con. Trung bình mỗi năm gia đình anh thu từ 600-700 triệu đồng. “Nuôi dê khá an toàn mà hiệu quả và ổn định, cộng với thức ăn dễ kiếm nên trong thời gian tới tôi cũng mở rộng thêm trang trại để tăng đàn, nuôi thêm dê thịt đáp ứng nhu cầu thị trường” - anh Khải cho biết.
Related news

Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa thời gian qua phát triển tương đối ổn định, thể hiện tính bền vững, hiệu quả, tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng.

Gà thả vườn là sản phẩm có ưu thế sẽ tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà ngoại nhập trong hiện tại và tương lai.

Gia hạn thời gian cho vay tạm trữ thóc gạo là một trong những giải pháp được Chính phủ triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo những tháng cuối năm.

Vài năm trở lại đây, khi trên những cánh đồng lúa bắt đầu thu hoạch thì lực lượng môi giới hay thường gọi là “cò” lại trở nên đông đúc.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, trong đó đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Song năm nay, thị trường cà phê bị đánh giá là ảm đạm. Đáng nói là có tới 95% sản lượng cà phê phục vụ xuất khẩu, chỉ 5% sản phẩm tiêu dùng trong nước.