Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ Thương Mại Hóa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Cuối Năm 2015

Sẽ Thương Mại Hóa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Cuối Năm 2015
Publish date: Saturday. February 7th, 2015

Việt Nam là quốc gia thứ 29 tham gia vào trồng các loại cây biến đổi gen hay còn gọi là cây công nghệ sinh học.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiến hành công nhận giống cây trồng biến đổi gen, sớm nhất việc thương mại hóa có thể xảy ra vào cuối năm 2015.

Khi đã thương mại hóa được các giống cây trồng biến đổi gen thì điều có ý nghĩa lớn là Việt Nam đã tiếp cận được với công nghệ mới - công nghệ biến đổi gen trong nông nghiệp.

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2014” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức vào chiều 3/2.

Theo ông Clive James, Chủ tịch danh dự ISAAA, Việt Nam là quốc gia thứ 29 tham gia vào trồng các loại cây biến đổi gen hay còn gọi là cây công nghệ sinh học.

Năm 2014, nhiều loại cây trồng công nghệ sinh học mới được đưa vào canh tác ở các nước và dự kiến tiếp tục triển khai trong thời gian tới như cà tím Bt (Bangladesh), khoai tây Innate và cỏ alfalfa (Mỹ), mía chịu hạn (Indonesia), đậu kháng virus (Brazil).

Bangladesh đã trở thành mô hình của sự thành công trồng cây công nghệ sinh học. Sau khi quốc gia này phê chuẩn cà tím Bt, không đến 100 ngày sau khi phê duyệt thương mại hóa, Bangladesh đã có 120 nông dân tham gia trồng tới 12ha.

Cà tím Bt không chỉ mang lại thu nhập cho nông dân nghèo mà còn giúp họ giảm tới 70-90% lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên loại cây lương thực này.

Ông Clive James cho rằng cây trồng công nghệ sinh học góp phần cho sự phát triển bền vững, an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu/môi trường.

Phân tích tổng hợp toàn cầu về tác động của cây trồng công nghệ sinh học trong 20 năm (1995-2014) cho thấy, cây trồng công nghệ sinh học giúp tăng 22% sản lượng, giảm 37% sử dụng thuốc trừ sâu nhờ đó tăng 68% lợi nhuận cho nông dân.

Việc tăng sản lượng của cây công nghệ sinh học còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học nhờ tiết kiệm đất canh tác.

Bên cạnh đó, đem lại môi trường tốt hơn nhờ tiết kiệm được 500 triệu kg phân bón hóa học. Riêng năm 2013, đã giảm được phát thải khí CO2 tới 28 tỷ kg, tương đương với 12,4 triệu chiếc xe ôtô lưu thông trên đường một năm.

Năm 2014 là năm thứ 19, cây trồng công nghệ sinh học được đưa ra thương mại hóa thành công. Đến nay, tổng diện tích lũy kế đã đạt 1,8 tỷ ha. Cây trồng công nghệ sinh học được canh tác tại 28 nước với tổng diện tích đạt 181,5 triệu ha, gấp hơn 100 lần so với năm đầu tiên được trồng (1996).

Mỹ là quốc gia dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghệ sinh học với 73,1 triệu ha, mức tăng trưởng hàng năm đạt 4%, tương đương với 3 triệu ha. Đứng thứ hai là Brazil và Argentina duy trì ở vị trí thứ ba.


Related news

Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim

Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.

Thursday. August 15th, 2013
Nuôi Chim Yến Phải Phù Hợp Quy Hoạch Nuôi Chim Yến Phải Phù Hợp Quy Hoạch

Cũng theo ông Quang, các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Thông tư quy định rõ từ 21 giờ đến 6 giờ, các cơ sở nuôi yến không được sử dụng âm thanh để dẫn dụ yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi yến phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch.

Thursday. August 15th, 2013
Mở Ra Hướng Đi Mới Cho Nấm Rơm Và Rau Quả Lai Vung Mở Ra Hướng Đi Mới Cho Nấm Rơm Và Rau Quả Lai Vung

Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.

Thursday. August 15th, 2013
Trồng Bắp Thu Cả Cây Trồng Bắp Thu Cả Cây

Nông dân ở các vùng Hiệp Thạnh, Liên Nghĩa, Liên Hiệp, Bình Thạnh (Đức Trọng), Đạ Ròn (Đơn Dương) đang chuyển nhiều diện tích trồng bắp thu trái sang trồng bắp thu cả cây để rút ngắn thời vụ canh tác, ổn định giá bán ra.

Thursday. August 15th, 2013
Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Thursday. August 15th, 2013