Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đậu Phộng Để… Nuôi Bò

Trồng Đậu Phộng Để… Nuôi Bò
Publish date: Wednesday. May 28th, 2014

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay giá đậu phộng xuống rất thấp khiến nhiều người trồng bị lỗ nặng.

Đang thu hoạch 30 cao (3.000m2) đậu phộng trên cánh đồng ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng (Trảng Bàng), ông Nguyễn Văn Lất (60 tuổi) cho biết, chưa có vụ đậu phộng nào mà giá bán lại xuống thấp như vụ này. Giá đậu phộng tươi hiện nay (ngày 21.5.2014) ông bán tại nhà cho thương lái chỉ được 7.000 đồng/kg- giảm gần phân nửa so với vụ năm rồi.

Còn đậu phơi khô thì thương lái mua chỉ khoảng 15.000 đến 16.000 đồng/kg, thấp hơn năm rồi từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg. Sở dĩ gia đình ông Lất phải bán đậu phộng tươi vì nhà không có sân phơi. Nhờ trỉa đậu trên diện tích đất trồng ớt của vụ trước đó, phân còn trong đất rất nhiều nên vụ đậu của ông Lất đạt năng suất khá- 30 cao đất thu hoạch được 1,3 tấn đậu phộng tươi.

Với giá bán 7.000 đồng/kg, gia đình ông Lất thu được hơn 9 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí đầu tư (chưa tính công lao động của gia đình), thì ông Lất chỉ còn lời được... mớ cây (nông dân thường gọi là dây) đậu để dành cho bò ăn.

Ông Lất cho biết thêm, sản xuất đậu phộng nặng vốn và tốn nhiều công hơn làm lúa, trong khi công lao động ở nông thôn ngày càng khan hiếm và tiền thuê công luôn tăng. Đã vậy, những năm gần đây giá đậu phộng liên tục giảm, người trồng đậu thường bị lỗ vốn.

Biết vậy nhưng mùa nắng gia đình ông vẫn phải trỉa đậu, vì không lựa chọn được cây trồng nào khác để thay thế, và cũng không muốn bỏ đất không. Sự canh tác “bất đắc dĩ” này là do trên cánh đồng khu vực ruộng của ông Lất không có hệ thống thuỷ lợi đi qua, nếu làm lúa thì không đủ nước tưới.

Để có nước tưới cho đậu phộng và hoa màu trong mùa nắng, ông Lất phải thuê làm một giếng khoan sâu đến 70 mét. Rồi phải làm miệng giếng âm xuống đất cả mét nữa mới bơm được nước. Vụ này có khoảng 10 hộ dân ở ấp Lộc Vĩnh sản xuất đậu phộng với diện tích khoảng 4 ha.

Những người sản xuất đậu ở đây cũng biết là khó có lãi, nhưng vẫn phải trồng, chủ yếu là lấy cây để dành nuôi bò. Nguyện vọng của ông Lất, cũng như những nông dân có ruộng khu vực này, là mong ngành chức năng quan tâm giúp đỡ đầu tư làm kênh thuỷ lợi đưa nước về cánh đồng, để bà con có đủ nước tưới và có thể sản xuất được 3 vụ lúa trong năm.

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Còn vụ Hè Thu 2014, đến đầu tháng 5 nông dân mới xuống giống được 1.010 ha- đạt 50,5% kế hoạch, và bằng 61,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu không có biện pháp cải tiến sản xuất, thay đổi giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng thì tương lai không xa cây đậu phộng sẽ “vắng bóng” trên đất Tây Ninh.


Related news

Kháng sinh, chất cấm kẻ thù của ngành chăn nuôi Kháng sinh, chất cấm kẻ thù của ngành chăn nuôi

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.

Tuesday. July 28th, 2015
Định vị cho cá tra xuất khẩu Định vị cho cá tra xuất khẩu

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Tuesday. July 28th, 2015
Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.

Tuesday. July 28th, 2015
Sản xuất và cung ứng giống tôm 6 tháng đầu năm 2015 Sản xuất và cung ứng giống tôm 6 tháng đầu năm 2015

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).

Tuesday. July 28th, 2015
Bảo hiểm cho ngư dân Bảo hiểm cho ngư dân

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo hiểm cho tàu thuyền và thuyền viên là vấn đề cần được quan tâm.

Tuesday. July 28th, 2015