Ít Ngư Dân Đăng Ký Đóng Tàu Lớn Vì Nhiều Vướng Mắc

Nghị định được phổ biến đến 1.200 chủ tàu công suất lớn trên địa bàn tỉnh từ tháng 9, nhưng đến hết tháng 10 mới có 65 chủ tàu đăng ký tham gia chương trình đóng tàu lớn.
Ngày 6-11, tại cuộc họp giải quyết một số vướng mắc trong triển khai nghị định 67 của Chính phủ về các chính sách phát triển thủy sản do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, ông Nguyễn Văn Đẩu - chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa - cho biết như trên. Mới đây có bảy người trong số này xin rút khỏi chương trình.
Theo Sở NN&PTNT Khánh Hòa, có nhiều khó khăn, vướng mắc khiến ngư dân chưa tham gia chương trình, chẳng hạn như Bộ NN&PTNT chưa ban hành hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký, xác nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đóng mới, hoán cải tàu cá, cho vay vốn lưu động...
Ngoài ra, dù được ưu đãi lớn về lãi suất, nhưng nhiều ngư dân vẫn ngại với khoản tiền phải trả hằng năm. “Ví dụ vay 10 tỉ đồng để đóng tàu lớn, mỗi năm ngư dân phải lãi ròng 1,1 tỉ đồng mới có thể trả được vốn gốc và lãi trong 11 năm vay vốn” - ông Đẩu nói.
Related news

Ngày 21/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An tổ chức hội thảo kết quả dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI vùng ĐBSCL năm 2015”.

Đối với vườn ổi từ 2 năm tuổi trở lên, mỗi tháng cho thu hoạch 3 lần, năng suất đạt từ 650 – 800 kg/1.000 m2, lấy công làm lời thì lợi nhuận từ 1,9 – 2,4 triệu đồng/1.000 m2/tháng.

Đó là mục tiêu của hội thảo "Phát triển chế biến cà phê” vừa được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Viện chính sách và chiến lược phát triển NN-NT (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức tại Đăk Lăk.

Lũ đã về ĐBSCL. Mùa lũ được dân đồng bằng gọi bằng cái tên hiền hòa là mùa nước nổi, đã bao đời đem lại cho miền sông nước các nguồn lợi. Trước đây, thời điểm tháng 8, tháng 9 là lũ đã tràn đồng, nhưng giờ đây cảnh đã khác xưa!

Theo công bố gần nhất thì Việt Nam bị xếp là quốc gia có tổng lượng phát thải nhà kính đứng thứ 31 trên thế giới.