Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt Để Giữ Giá Tôm

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hoạch tôm đồng loạt trong dân là do thiếu thông tin về thị trường.
Trong khi đó, những tháng đầu năm, tôm thẻ chân trắng loại này có giá trên 130.000 đồng/kg.
Ngành chức năng cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hoạch tôm đồng loạt trong dân là do thiếu thông tin về thị trường. Từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế suất sơ bộ trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 thuế chống bán phá giá (POR8) đối với tôm nhập khẩu, trong đó có tôm từ Việt Nam, đã khiến cho người nuôi hoang mang. Cụ thể, tại Cà Mau những ngày gần đây, hộ nuôi đồng loạt thu hoạch tôm và chấp nhận thua lỗ.
Theo khuyến cáo của Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP), khi thu hoạch ai cũng tìm doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có thực lực và thanh toán tiền mặt để bán tôm, việc đó đã làm cho những doanh nghiệp này thừa nguyên liệu. Trong khi các doanh nghiệp khác thì không có tôm nguyên liệu để chế biến vì thiếu tiền.
Điều này đã tạo ra sự thừa ảo tôm nguyên liệu trên thị trường khiến giá tôm giảm mạnh. Vì vậy, người dân không nên thu hoạch ồ ạt ở thời điểm này để tránh tình trạng bị thương lái ép giá.
Related news

Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...