Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học
Publish date: Thursday. October 29th, 2015

Sự thành công của dự án đã mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi Bình Thuận.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi Bình Thuận

Năm 2012 Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” về Bình Thuận.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TBKHCN Bình Thuận và Hội Nông dân tỉnh là hai đơn vị thực hiện dự án.

Trung tâm đã xây dựng 5 mô hình chăn nuôi an toàn sinh học gồm:

Mô hình chăn nuôi bò thịt; mô hình trồng cỏ VA – 06 phục vụ chăn nuôi bò; mô hình chăn nuôi heo thịt; mô hình Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi heo; Mô hình chăn nuôi gà thịt.

Dựa trên những đặc điểm thời tiết khí hậu ở Bình Thuận, trung tâm đã chọn 20 con bò lai sind từ 12 – 16 tháng tuổi để thực hiện mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng an toàn sinh học.

Với phương pháp nuôi nhốt kết hợp bán chăn thả cho bò vận động, thời gian vận động từ 2 – 4 giờ/ ngày.

Bò được thả trên đồng vào buổi sáng, buổi chiều ăn cỏ cắt và thức ăn cám hỗn hợp tại chuồng.

Ngoài ra còn được bổ sung các thức ăn khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khổ, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

Việc xây dựng chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc và điều trị bệnh thú y theo đúng quy trình của đơn vị chuyển giao.

Sau 3 năm trọng lượng bò đạt từ 320 – 350kg/con.

Để đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho bò, trung tâm đã triển khai mô hình trồng giống cỏ VA – 06 với quy mô 1ha.

Loại cỏ này có tốc độ sinh trưởng nhanh và nhiều chất dinh dưỡng hiện đang phát triển tốt, năng suất thu hoạch đạt cao nhất là 75 tấn/ha/lần thu hoạch.

Vì vậy có thể đảm bảo được nguồn thức ăn sạch cho bò.

Với mô hình chăn nuôi heo thịt, trung tâm đã chọn 200 con heo giống lai 3 máu.

Loại heo này phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương.

Với phương pháp nuôi nhốt, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng, nguồn nước uống sạch thường xuyên nên đàn heo phát triển khá tốt.

Trọng lượng khi xuất chuồng của loại heo này đạt bình quân từ 85 – 100kg/con.

Tháng 3/2014, trung tâm đã nhận về 1.000 giống gà thả vườn Lương Phượng.

Điểm mới của mô hình này là phân gà được xử lý bằng lớp đệm lót sinh học bên dưới không gây mùi hôi cho môi trường xung quanh.

Lịch tiêm ngừa vaccine được trung tâm áp dụng nghiêm ngặt theo từng giai đoạn phát triển đúng quy trình được chuyển giao.

Bên cạnh việc đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng, trung tâm còn bổ sung thêm rau xanh hàng ngày cho gà.

Đến nay đàn gà nuôi đang phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát và tỷ lệ sống đạt gần 100%, trọng lượng xuất chuồng đạt từ 2 kg/con trở lên.

Ông Huỳnh Tấn Phát, chủ nhiệm đề tài, cho biết:

Mô hình chăn nuôi bò, heo, gà an toàn sinh học đã thể hiện được nhiều ưu điểm so với cách nuôi thông thường như:

Giúp cho người chăn nuôi nắm được cách kiểm soát đàn gia súc, gia cầm một cách an toàn, thường xuyên, từ đó chủ động trong công tác phòng chống bệnh tật cũng như xử lý tốt những sự cố xảy ra.

Người nuôi cũng kiểm soát được đầu vào và đầu ra của con giống, thức ăn khoa học, hợp lý.

Trong quá trình nuôi không sử dụng hóa chất nên đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.

Góp phần ổn định thu nhập cho người nông dân và phát triển kinh tế địa phương.


Related news

Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

Monday. November 12th, 2012
Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Tuesday. November 13th, 2012
Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị? Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị?

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

Wednesday. November 14th, 2012
Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Wednesday. November 14th, 2012
Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

Saturday. November 17th, 2012