Hướng đến nghề nuôi ong bền vững

Theo số liệu của Hội Nuôi ong Việt Nam, ước tính nước ta có trên 1.500.000 đàn ong, gồm các giống ong Ý và ong nội. Trong đó, số đàn ong nội 350.000 đàn chiếm (23,33%), ong ngoại 1.150.000 đàn (chiếm 76,67%). Số người nuôi ong khoảng 34.000 người, trong đó số người nuôi ong chuyên nghiệp khoảng 6.350 người (chiểm 18,67%).
Từ nhiều năm nay, các đàn ong giống gốc được nuôi giữ tại 6 cơ sở của Công ty CP Ong Trung ương. Hiện nay cơ bản chủ động được nguồn giống ong cung cấp cho sản suất. Thức ăn nuôi ong đa dạng, đủ điều kiện để nuôi giữ các đàn ong giống duy trì và phát triển quanh năm. Loài cây để ong lấy mật tốt nhất là hoa của các cây ăn quả, sau đến các loại cây khác như keo, tràm, cao su, cây hoa đơn buốt...
“Tuy nhiên, do thiếu thông tin và kiến thức về thụ phấn cây trồng, hiện có một số vùng và địa phương đang xua đuổi ong, thậm chí phá đàn ong vì cho rằng ong phá hoại mùa màng. Điều này cũng gây không ít khó khăn và thiệt hại cho ngành ong, thiệt hại cho xã hội và phá vỡ đi hệ sinh thái, mối liên kết bền vững giữa con ong và cây trồng” - bà Trần Thị Ngọc Lan - chuyên viên thuộc Cục Chăn nuôi, cho hay.
Theo ông Nguyễn Đức Lâm - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Ong của Công ty CP Ong Trung ương, trong những năm gần đây, nghề nuôi ong phát triển rất mạnh ở nước ta, nhu cầu về đàn ong giống phục vụ sản xuất là rất lớn. Vì vậy viêc gìn giữ, chọn lọc và nhân giống các giống ong có chất lượng và năng suất cao là đòi hỏi cấp bách của người nuôi ong. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đàn ong giống ổn định cho phát triển nuôi ong bền vững trong cả nước.
Ông Lâm cho rằng, khác với các vật nuôi khác như trâu, bò, lợn, gia cầm, nuôi ong phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu, nguồn hoa. Hàng năm, để đảm bảo cách ly, giữ giống thuần chủng, các tổ nuôi ong phải di chuyển đàn ong theo nguồn hoa 4 - 5 lần với cung đường vận chuyển dài. Vì vậy, công tác nuôi giữ các đàn ong giống gốc có nhiều khó khăn hơn và chi phí tốn kém hơn. Tuy nhiên, việc bảo tồn, lưu giữ, sử dụng bền vững nguồn gen ong giúp cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần thụ phấn làm tăng năng suất cây trồng, phát triển nông lâm nghiệp bền vững và làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống ong góp phần tạo ra những giống ong có phẩm chất tốt.
Related news

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…