Nuôi Heo Rừng Lai Và Chim Cút Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp - Đắk Nông) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.
Qua một năm, thấy việc nuôi heo rừng lai cũng không khó, thức ăn chủ yếu là rau, chuối, bắp, củ mì, quả điều... Chuồng trại cho heo ở cũng đơn giản, quan trọng là có sân vườn rộng để heo đi lại, đào bới… nên anh chị đầu tư nuôi số lượng lớn, hiện đàn heo rừng đã tới 55 con.
Mới đây, anh chị cũng đã bán hơn 20 con heo rừng lai với giá 120 - 150 ngàn đồng/kg thịt hơi; mang lại cho gia đình anh chị hơn 100 triệu đồng tiền lãi.
Cùng với nuôi heo rừng lai, hơn một năm nay, gia đình anh chị đã thử nghiệm thêm việc nuôi chim cút. Bước đầu, nuôi 100 con; sau đó đã tăng lên 1000 con. Với loại vật nuôi này, năm qua, gia đình anh chị cũng có thu nhập gần 100 triệu đồng.
Đáng chú ý là sản phẩm trứng cút của gia đình anh chị cũng đã tham gia Hội chợ Thương mại Đắk Nông tháng 9 vừa qua và được nhiều người quan tâm.
Trong thời gian tới, gia đình anh chị dự định mở rộng quy mô nuôi chim cút để tăng thêm thu nhập và đáp ứng nhu cầu trứng, chim cút sạch của địa phương.
Related news

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.