Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác sản xuất theo hướng hàng hóa

Hợp tác sản xuất theo hướng hàng hóa
Publish date: Tuesday. June 23rd, 2015

Vai trò “bà đỡ”

Với cầu nối là Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Tam An 2, vụ đông xuân 2014 - 2015 vừa qua, nhiều nông dân trên địa bàn hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Ông Bùi Thanh Thọ - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Tam An 2 cho biết, sau khi thực hiện việc chỉnh trang đồng ruộng, những năm qua đơn vị đứng ra liên kết với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình và một số doanh nghiệp khác tổ chức cho hơn 400 hộ dân ở các thôn An Thiện, Thuận An, An Thọ, Phước An sản xuất mỗi vụ 102ha giống lúa thuần các loại. Theo ông Thọ, canh tác theo hướng này bình quân 1ha đất nông dân lãi thêm 16 triệu đồng/vụ so với làm lúa thường.

Còn ông Trần Ngọc Bằng – Trưởng phòng NN&PTNT Phú Ninh thì cho hay, những năm qua nhiều HTX nông nghiệp khác trên địa bàn huyện cũng phát huy rất tốt vai trò  “bà đỡ” trong việc hỗ trợ nhà nông liên kết với nhà doanh nghiệp sản xuất giống lúa hàng hóa nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Riêng vụ đông xuân 2014 - 2015 vừa rồi nông dân Phú Ninh liên kết với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất hơn 567ha giống lúa trên hàng chục cánh đồng mẫu, cánh đồng kỹ thuật. Thống kê cho thấy, vụ này người dân đã thu hoạch, xuất bán ra thị trường hơn 3.400 tấn hạt giống lúa thuần và lúa lai các loại. Qua đó, tăng ít nhất 25% giá trị kinh tế so với canh tác lúa thương phẩm.

Tại nhiều địa phương trong tỉnh, nhiều HTX cũng phát huy rất tốt vai trò “bà đỡ”, làm cầu nối, giúp nông dân tiếp cận và liên kết sản xuất với nhiều doanh nghiệp, tạo hướng mở trong việc giải quyết đầu ra nông sản. Các mối liên hệ này xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân và doanh nghiệp, hợp tác đôi bên cùng có lợi nên rất bền chặt. Trong mối liên kết này, chính quyền địa phương “tiếp sức” bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, định hướng sản xuất phát triển bền vững.

Ông Huỳnh Văn Ánh – chuyên viên Phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, để tiếp sức cho nhà nông hợp tác sản xuất dưa leo với doanh nghiệp, ngân sách huyện trích kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp phát triển nông nghiệp hỗ trợ người dân mua hạt giống và thường xuyên cử cán bộ về cơ sở hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại. Thực tế cho thấy, vụ vừa qua bình quân 1ha dưa leo cho mức thu nhập 100 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần so với các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác.    

Khi nông dân nhạy bén

Bên cạnh sự nỗ lực phát huy vai trò “bà đỡ” của các HTX thì những năm qua nông dân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cũng rất năng động, nhạy bén trong việc liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo phương thức bao tiêu toàn bộ đầu ra của sản phẩm.

Ông Huỳnh Tấn Đức - Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, những năm qua việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong khâu sản xuất và tiêu thụ giống lúa đã mang lại thành công rất lớn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành được hàng loạt vùng chuyên canh giống lúa thuần và lúa lai với diện tích sản xuất mỗi năm khoảng 4.000ha. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và giúp nông dân nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, sắp tới ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền các địa phương sẽ tiến hành quy hoạch, mở rộng thêm 2.000 - 3.000ha đất chuyên sản xuất giống lúa hàng hóa.

Ngay sau khi “bắt mối” với Công ty CP Thái Lan, đầu năm 2010 ông Nguyễn Ngọc Lễ ở thôn Xuân Thái (Phú Thọ, Quế Sơn) đầu tư 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo gia công với quy mô khép kín trên 1ha đất đồi, nằm cách xa khu vực dân cư. Theo đó, công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

Đồng thời cung ứng toàn bộ con giống đầu vào cũng như nguồn thức ăn, thuốc thú y, hóa chất phun tiêu độc khử trùng và đảm nhận việc lo đầu ra của sản phẩm. “Nói chung là doanh nghiệp lo tất tần tật các khâu, tôi chỉ tốn kinh phí xây chuồng trại và công nuôi dưỡng thôi. Trong vòng 5 năm qua, bình quân một năm tôi nuôi gia công cho Công ty CP Thái Lan 2 lứa heo thịt, mỗi lứa với số lượng 500 con. Doanh nghiệp họ lãi bao nhiêu tôi không rõ, riêng về phần mình thì mỗi năm tôi kiếm được 200 triệu đồng tiền nuôi gia công” – ông Lễ chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Chín – Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, thời gian qua nông dân ở nhiều địa phương của huyện đã mạnh dạn liên kết với các doanh nghiệp để phát triển mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô lớn.

Ông Chín nói: “Theo thống kê, hiện nay tại các xã Quế Long, Phú Thọ, Quế An, Quế Châu, Quế Phú nông dân và doanh nghiệp đã hình thành được 9 trang trại chăn nuôi heo siêu nạc với số lượng 400 - 700 con/lứa/mô hình. Đây là hướng mở trong phát triển chăn nuôi hàng hóa, vì cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều có thu nhập khá. Vì thế, trong những năm đến cần nhân rộng phương thức chăn nuôi này”.


Related news

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

Saturday. December 7th, 2013
Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Sunday. December 8th, 2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối, Dế Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối, Dế

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sunday. December 8th, 2013
Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.

Sunday. December 8th, 2013
Sản Xuất Màu Đạt Giá Trị Trên 729 Triệu Đồng/héc-Ta Sản Xuất Màu Đạt Giá Trị Trên 729 Triệu Đồng/héc-Ta

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…

Sunday. December 8th, 2013