Hợp Tác Nông Nghiệp Với Tỉnh Ibaraki - Nhật Bản
Hôm qua (5/10), tại Hà Nội, Thống đốc tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) – ông Hashimoto Masaru đã đại diện cho đoàn Lãnh đạo cấp cao của tỉnh, tham gia và trả lời tại buổi họp báo về chuyến công tác Việt Nam.
Lý do của chuyến công tác này, ông Hashimoto cho biết rằng, nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa tỉnh Ibaraki và Việt Nam về nhiều mặt như hỗ trợ đào tạo các kĩ sư nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Hashimoto nhấn mạnh: Vào tháng 3 năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm tỉnh Ibaraki, tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Trong sự kiện đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki đã ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại buổi họp báo, ông Hashimoto cho biết, kế hoạch sắp tới, ông và đoàn công tác sẽ đi thăm 2 tỉnh Nam Định và Đồng Tháp. Ông cho rằng, nông nghiệp Việt Nam là một lĩnh vực tiềm năng đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa.
Thống đốc Hashimoto cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam ở những lĩnh vực ngoài nông nghiệp. Chuyến công tác này sẽ cụ thể hóa những mong muốn và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa 2 nước.
Trả lời báo giới về vấn đề hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp với Việt Nam, ông Hashimoto cho biết, trong đoàn công tác, có rất nhiều đơn vị liên quan đến sản xuất và chế biến. Giữa tỉnh Ibaraki và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm nâng cao giá trị cho nông sản.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tỉnh Ibaraki có nhiều điểm giống Việt Nam, như có những địa hình rộng, phù hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng cũng có những vùng còn nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ sản xuất, nông dân tỉnh Ibaraki đã vượt qua khó khăn và nuôi, trồng được nhiều loại nông sản có giá trị.
Ông Hashimoto cho rằng, Việt Nam cũng có nhiều vùng đất khó khăn, hẹp, khó sản xuất như miền Trung nên Việt Nam có thể tham khảo ở vấn đề này. Bên cạnh đó, ở tỉnh Ibaraki có 2 trường đại học đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp rất nổi tiếng. Đó cũng sẽ là nguồn chuyên gia giúp đỡ Việt Nam nghiên cứu sâu về những vấn đề nông nghiệp.
Chuyến công tác của đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Ibaraki sẽ kéo dài từ ngày 5/10 đến ngày 10/10/2014.
Related news
Chị Trần Thị Trúc Mai (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang) đang thu hoạch vườn thanh long ruột đỏ. Với 300 trụ, cách 2 tuần, chị thu được từ 100 – 300kg thanh long, bán cho bạn hàng tại chợ Ba Chúc và Tri Tôn từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.
Ngày 7/7/2015, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã đến vườn nhãn của ông Tô Văn Bảy (ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ) để nghiên cứu về 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh chổi rồng.
6 tháng đầu năm 2015, toàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có 105 ha thanh long được cấp mới chứng nhận VietGAP, tái cấp 373 ha, nâng diện tích thanh long có chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện là 3.648 ha, đạt 91,2% so với chỉ tiêu tỉnh giao.
Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.
Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.