Hồng giòn Trung Quốc tràn vào các chợ

Với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg, hồng giòn, hồng đỏ Trung Quốc đang thống lĩnh tại các chợ trên địa bàn TP.HCM.
Các loại hồng này đều được gắn mác hồng Đà Lạt hay hồng Hà Nội để bán cho người tiêu dùng.
Do đang vào chính vụ, tại chợ đầu mối Bình Điền giá hồng giòn Trung Quốc bán thùng ở mức 15.000 - 17.000 đồng/kg.
Nhiều tiểu thương cho biết hồng giòn đang về nhiều, mỗi đêm có sạp bán 200 - 300 thùng loại 12kg.
Ra tới chợ lẻ, loại hồng này được nâng giá lên gấp đôi và được một số tiểu thương dán mác mới: hồng Đà Lạt.
Tại chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10), hồng không chỉ bán trong các sạp, ngoài các xe đẩy, bán lề đường cũng có rất nhiều, giá hồng giòn trải đều từ 20.000 - 30.000 đồng/kg tùy sạp.
Để phân biệt hồng Đà Lạt và hồng giòn Trung Quốc, nhiều tiểu thương cho biết không khó nhận ra.
Theo một tiểu thương ở chợ Nguyễn Tri Phương, hồng Trung Quốc có đặc điểm trái lớn và đều hơn hồng trong nước.
Trái hồng Trung Quốc có màu vàng đều, vỏ cứng và bóng bẩy.
Trong khi hồng giòn ở VN trái nhỏ và không đều trái, chín nhanh và màu vỏ cũng không đồng đều, thường có màu vàng xanh.
Hồng Trung Quốc ăn có vị ngọt sắc nhưng không thơm, hồng Đà Lạt hay hồng Hà Nội ăn ngọt và thơm đều vị hơn.
Related news

Dù đây là loài sâu đục thân lần đầu tiên xuất hiện tại VN với tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ gây hại trên diện rộng, nhưng cơ quan chức năng địa phương cho rằng vẫn chưa thể công bố dịch do chưa đủ... điều kiện.

Lâu nay, Nga chưa phải là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm nay, trong khi giá trị XK thủy sản cả nước đã đạt trên 5 tỷ USD, thì giá trị XK thủy sản sang Nga chiếm chưa tới 1% (45,625 triệu USD). Có nhiều nguyên nhân khiến Nga còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, Bộ Tài chính quyết định tăng gấp đôi thuế suất thuế nhập khẩu urê 6%, bằng với mức trần cam kết WTO. Mức thuế suất mới được áp dụng bắt đầu từ 10/9/2014.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, mưa lớn liên tiếp từ các ngày 17 và 18/9 với lượng mưa tại nhiều tỉnh vùng Trung du MNPB phổ biến từ 150 – 250mm khiến lũ trên các sông Bắc Bộ đang lên nhanh, đặc biệt là thượng nguồn.

Theo thông báo, chậm nhất đến ngày 20/9 tất cả các nhà máy đường trên địa bàn ĐBSCL sẽ vào vụ. Như vậy có trễ so với mọi năm và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vùng mía nguyên liệu nếu nước lũ đổ về nhanh, thưa ông?