Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Nước Lợ Chưa Căn Cơ

Nuôi Tôm Nước Lợ Chưa Căn Cơ
Publish date: Wednesday. August 6th, 2014

Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng thu hoạch tôm từ đầu năm đến nay hơn 258.700 tấn, bằng 254% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tôm chân trắng tăng gấp 5 lần với 149.500 tấn, còn lại là tôm sú.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.

Kiểm dịch con giống, quản lý vật tư

Muốn có giống sạch để đảm bảo vụ nuôi thành công, yếu tố quan trọng là phải làm tốt khâu kiểm dịch. Thế nhưng tại cuộc họp đánh giá vụ nuôi tôm nước lợ mới đây tại TPHCM, ngành thủy sản tỉnh Bến Tre cho rằng, theo quy định của Pháp lệnh Thú y, với gia súc, gia cầm vận chuyển từ tỉnh khác đến địa phương nào đó đều phải trình báo trạm kiểm dịch cố định trên đường, nhưng với con giống thủy sản cán bộ phải đến các cơ sở kinh doanh để kiểm dịch.

Với lực lượng chuyên ngành mỏng, đồng nghĩa với khả năng con giống chưa kiểm dịch đã bán ra thị trường rất lớn, nhưng chỉ có 10% - 20% con giống nơi khác đến được kiểm dịch. Việc giám sát định kỳ môi trường vùng nuôi là cần thiết, nhưng làm tốt việc kiểm dịch con giống, nhất là từ các tỉnh khác đến xem ra còn cần thiết hơn.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, việc kiểm dịch giống tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ là khâu quan trọng, nhưng hiện cơ sở chỉ đăng ký kinh doanh, không quy định đăng ký chất lượng. Vì vậy, cần bổ sung vào Nghị định 119 khắc phục những bất cập này nhằm tăng cường kiểm dịch con giống, đặc biệt là giống tôm, vật nuôi rất nhạy cảm với thời tiết và môi trường.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản như thuốc, hóa chất, sản phẩm sinh học. Đại diện tỉnh Ninh Thuận cho rằng, việc tiêu độc khử trùng, lâu nay thường dùng Clorin là lợi bất cập hại, vì sát khuẩn nhưng lại ảnh hưởng môi trường vùng nuôi, làm trơ nền đất và độc với thủy sản. Gần đây có sản phẩm mới, nhưng chưa có văn bản hay tài liệu chính thống hướng dẫn về cơ chế, tác nhân, ảnh hưởng môi trường.

Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chỉ đạo các địa phương cần kiểm tra diện rộng tất cả các vật tư nông nghiệp đầu vào nuôi trồng thủy sản. Riêng tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm, ông Nguyễn Huy Điền đề nghị các địa phương nghiêm cấm nông dân đưa trực tiếp kháng sinh nguyên liệu (nhất là nhóm Oxytetracyline) xuống ao nuôi.

Việc lạm dụng kháng sinh khiến mặt hàng tôm Việt Nam bị cảnh báo và kiểm tra nghiêm ngặt ở một số thị trường xuất khẩu quan trọng.

Giám sát dịch bệnh

Từ đầu năm đến nay hơn 24.000ha tôm nuôi bị mất trắng vì dịch bệnh, Sóc Trăng và Trà Vinh là 2 tỉnh có diện tích bị dịch bệnh lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích. Như vậy, dù khá thành công về mặt sản lượng, nhưng dịch bệnh tiếp tục đe dọa nhiều vùng nuôi tôm.

Ngoài Sóc Trăng và Nghệ An, mới đây Quảng Ninh là tỉnh thứ 3 công bố dịch bệnh tôm, chủ yếu là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy với diễn biến còn phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.

Thế nhưng việc phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập, nhất là các địa phương. Theo Cục Thú y, bên cạnh việc kiểm dịch con giống, cần có chương trình quản lý và giám sát dịch bệnh từng vùng nuôi giúp phát hiện dịch bệnh kịp thời, nhất là việc lưu ý người nuôi về xu hướng bệnh có thể phát sinh thời điểm nào, nhất là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy, để có sự đề phòng cũng như phát hiện sớm nhất.

Theo Cơ quan Thú y vùng 6, các địa phương vẫn nghiêng về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, chưa xem trọng dịch bệnh thủy sản, nhất là bệnh trên con tôm. Điều này thể hiện rõ qua kinh phí phòng dịch. Năm nay tỉnh Đồng Nai trích 7 tỷ đồng cho phí phòng chống dịch bệnh động vật; Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vài chục tỷ đồng/tỉnh.

Thế nhưng, Sóc Trăng, tỉnh trọng điểm nuôi tôm cả nước, trên 50.000ha, kinh phí chưa được 280 triệu đồng. TP Đà Nẵng chỉ 10 triệu đồng. 42 tỉnh, TP không có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản. 8 tỉnh, TP có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản nhưng lại không được bố trí kinh phí.

Kinh nghiệm cho thấy, địa phương nào làm tốt công tác thú y thủy sản sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh xảy ra. Như Hà Tĩnh, buổi chiều mỗi ngày, Chi cục Thú y Hà Tĩnh báo cáo tình hình dịch bệnh cho Phó giám đốc Sở NN-PTNT phụ trách thủy sản, từ đó báo lên Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp.

Nhờ vậy, tỉnh và ngành nông nghiệp luôn nắm sát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn để có hướng giải quyết kịp thời. Mỗi cán bộ thú y, thủy sản lại được phân công theo dõi một xã có nuôi thủy sản. Nếu xảy ra dịch bệnh, cán bộ xã chịu trách nhiệm. Đó là lý do Hà Tĩnh kiểm soát khá tốt dịch bệnh tôm.

* Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 có chương trình quan trắc, gắn với giám sát dịch bệnh rất cần thiết trong môi trường nuôi trồng thủy sản, nhưng do kinh phí hạn hẹp, nên khó duy trì và gắn kết bài bản. Nếu có hệ thống quan trắc gắn kết sẽ phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản tốt hơn. Việc phát sinh bệnh tôm, nhất là hoại tử gan tụy và đốm trắng ở ĐBSCL những năm gần đây liên quan đến an toàn sinh học và quá trình gây nhiễm từ môi trường ao nuôi.


Related news

Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

Tuesday. July 9th, 2013
Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Tuesday. July 9th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

Tuesday. July 9th, 2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

Tuesday. July 9th, 2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Tuesday. July 9th, 2013