Để niềm vui trọn vẹn khi giá cau tăng

Trúng mùa được giá
“Chỉ mấy cây cau này mà vụ rồi tôi kiếm được hơn 4 triệu đồng đấy!”, vừa nói, ông Nguyễn Dụng, ngụ thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành) vừa chỉ vào vườn cau hơn 10 năm tuổi của mình.
Vườn cau nhà ông Dụng có chừng 40 cây, một số cây còn đang sum suê quả.
Theo lời ông Dụng, vườn cau này gia đình đã trồng từ hơn 10 năm trước với mục đích… làm đẹp nhà, chứ không quan tâm đến chuyện bán buôn.
Thế nên thời gian trước, lão nông này thường cho thương lái đến hái cau rồi họ đưa bao nhiêu tiền thì đưa.
Vậy nhưng năm nay giá cau đột ngột tăng cao, vườn cau ông Dụng sai quả nên đầu vụ được thương lái đến tận nhà đặt cọc, bao tiêu với giá 18.000 đồng/kg cau cành tươi.
Các cơ sở thu mua cau, sơ chế để xuất khẩu.
Còn bà Đoàn Thị Hương, ngụ thôn Điền An, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa) cũng rất phấn khởi với vườn cau “trồng chơi ăn thật” sau khi cầm trên tay số tiền 4,5 triệu đồng nhờ bán 3 tạ cau tươi.
“Hồi đầu vụ thương lái trả 15.000 đồng/kg cau cành tươi mà tôi ngỡ mình nghe nhầm. Ai đời 1 kg cau bằng 2,5 kg lúa”, bà Hương bộc bạch.
Không chỉ ông Dụng, bà Hương mà vụ cau năm nay, người trồng cau trong tỉnh rất vui vì giá mặt hàng này đột ngột tăng cao, dao động từ 10.000 – 18.000 đồng/kg.
Thậm chí hồi đầu vụ, cau cành tươi có giá 20.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
“Giá cau cao vì Trung Quốc nhập khẩu mạnh”
Đó là khẳng định của anh Nguyễn Hữu Thắng, xã Long Hiệp (Minh Long), một trong 3 chủ cơ sở sơ chế cau để xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất tỉnh.
Theo lời anh Thắng thì, sau 2 năm (2012 – 2013) trầm lắng, thị trường cau bắt đầu sôi động trở lại từ cuối năm 2014.
Bước vào vụ cau năm 2015, nhu cầu nhập khẩu cau khô của Trung Quốc tăng mạnh, giá cau tươi vì thế cũng tăng liên tục.
Mỗi ngày, cơ sở của anh Thắng luôn có 20 lao động thường xuyên sơ chế, vận chuyển trên 10 tấn cau cành tươi để kịp cung cấp cho bạn hàng phía Trung Quốc.
Cùng với anh Thắng, hai cơ sở sơ chế cau bà Sáu, ông Dược (Tư Nghĩa) cũng tất bật, nhộn nhịp nhưng không kém phần lo lắng.
“Cau tươi được giá, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, khiến thương lái bất chấp mua cả cau chưa đủ độ già”, bà Sáu lý giải. Thế nên để đảm bảo uy tín cũng như lợi ích của mình, bà Sáu cương quyết “nói không” với cau non.
Chia sẻ về thị trường cau sắp tới, cả anh Thắng, bà Sáu và ông Dược đều cho rằng, giá cau đã đạt đỉnh (20.000 đồng/kg) nên khó có khả năng tăng.
“Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì, mặt hàng này cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng vì phía Trung Quốc nhập khẩu cau để sản xuất kẹo.
Và sản phẩm này đang bán rất chạy, nên bạn hàng bên đó đã qua tận bên này để chuyển giao kỹ thuật sơ chế cau”, anh Thắng chia sẻ.
Cau đang được giá, tuy nhiên, theo khuyến cáo của chính quyền cũng như chủ các cơ sở sơ chế cau thì người dân không nên vì giá tăng cao mà ồ ạt trồng cau.
“Giá các mặt hàng nông sản phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Nếu cung vượt quá cầu sẽ xảy ra tình trạng ứ hàng, rớt giá”, ông Đàm Bàng-Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hành lý giải.
Thế nên hiện giờ, Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hành đã đề nghị các địa phương trong huyện kiểm soát chặt diện tích cây cau trên quan điểm “không khuyến khích người dân phá bỏ cũng như trồng mới cây cau”.
Related news

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…