Chọn hàng Việt dự trữ mùa mưa bão

Ra đảo Lý Sơn hay lên các huyện miền núi Quảng Ngãi trong thời điểm này nơi nào cũng thấy sự chủ động dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân trong mùa mưa bão.
Tại cảng Sa Kỳ, những ngày biển lặng, hàng hóa tập kết dày đặc khu vực cảng. Các mặt hàng đa dạng như thực phẩm chế biến sẵn, lương thực, hóa mỹ phẩm, thậm chí cả tôn, sắt thép, xi măng... tập kết tại đây như một khu chợ thu nhỏ.
Hàng hóa tập kết về đảo Lý Sơn trước mùa mưa bão.
Ở đảo Lý Sơn có một đặc trưng hơi khác biệt khi các đại lý hay cửa hàng kinh doanh thường không trực tiếp vào đất liền mua hàng mà kê số lượng, chủng loại hàng hóa rồi thông qua những người chuyên làm dịch vụ mua giúp, vận chuyển ra đảo.
Việc trả công cho người mua hộ hàng tính theo giá trị hàng hóa. Thông thường thì cứ 1 triệu đồng tiền hàng thì người mua hộ được trả công từ 30.000 - 50.000đồng
. Chị Dương Thị Thanh, thôn Tây, xã An Vĩnh - một trong những người chuyên mua hàng cho các tiểu thương ở đảo Lý Sơn cho biết: “Lượng hàng các tiểu thương Lý Sơn mua ở thời điểm này tăng gấp đôi so với cách đây vài tháng.
Họ sợ mưa bão không có tàu ra vào để lấy hàng. Hàng hóa mà các tiểu thương nhập về bán hầu hết là hàng Việt Nam có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng”.
Miền núi dự trữ cả vật liệu xây dựng
Ngoài các mặt hàng tiêu dùng được chủ động dự trữ, hiện nay các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng ở miền núi, hải đảo cũng tập trung nhập hàng về để đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu sửa chữa nhà ở, công trình khi có sự cố mưa bão gây hư hỏng.
Các sản phẩm tôn, sắt, xi măng của doanh nghiệp trong nước là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để dự trữ.
Anh Hứa Hồng Minh, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Hồng Minh ở thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) cho biết: “Hàng của Việt Nam sản xuất giá mềm, đa dạng mẫu mã phù hợp với tâm lý người tiêu dùng miền núi.
Các mặt hàng ngoại nhập khi nào có đơn đặt hàng chúng tôi mới mua về cung ứng” Việc dự trữ lương thực ở đảo Lý Sơn nhiều năm nay ngoài dự trữ của huyện, xã còn có Công ty CP Lương thực Quảng Ngãi tham gia.
Với kho hàng sức chứa lên đến hàng trăm tấn, Công ty đã có thể đáp ứng tất cả nhu cầu gạo trong mọi tình huống mưa bão, gây cô lập cho hơn 22.000 dân trên đảo.
Tại các huyện miền núi, ngoài sự chủ động dự trữ của các tiểu thương kinh doanh cố định trong chợ, quầy, sạp, cửa hàng còn có sự tham gia cung ứng hàng hóa của các “chợ di động”.
Đặc biệt, trong tháng 10 này, có một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ như Siêu thị Co.op Mart Sài Gòn – Quảng Ngãi, Trung tâm thương mại Ông Bố còn tổ chức nhiều chuyến “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” phục vụ người dân nơi đây.
Mục đích là tạo điều kiện cho người dân mua sắm hàng có chất lượng, đúng giá, đồng thời tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
Thông qua những phiên chợ này, người dân vùng cao đã mua sắm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm dự trữ cho gia đình đảm bảo đủ ăn dài ngày nếu có mưa bão gây chia cắt, cô lập.
Thị trường mùa mưa bão có thể xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Vì vậy, tư thương dễ lợi dụng đẩy giá lên cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng nếu không được dự trữ đầy đủ, kịp thời.
Đây cũng là thời điểm thường xảy ra tình trạng lợi dụng sức mua thị trường tăng cao để tuồn hàng kém phẩm chất, hàng giả vào tiêu thụ.
Vì thế, rất cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo sự ổn định của thị trường mùa mưa bão.
Related news

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.