Trăn trở với nghề nuôi trăn đất

Đoàn tham quan đến từ Thành phố Hồ Chí Minh tham quan trang trại nuôi trăn đất của ông Dương Văn Nhu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Phát, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy.
Theo đó, giá bán trăn đất loại 6kg/con chỉ được mua cao nhất với giá 150.000 đồng/kg (giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2014). Các loại khác cũng giảm nhẹ.
Cụ thể, trăn có trọng lượng 10kg/con được bán 165.000 đồng/kg, từ 40-80kg/con (loại đẹp) giá dao động từ 320.000-340.000 đồng/kg.
Nhiều hộ nuôi lâu năm nhận định, nguyên nhân giá trăn đất xuống thấp do không tìm được đầu ra ổn định hay hợp đồng bao tiêu cho sản phẩm.
Mặt khác khi thực hiện giao dịch mua bán loại động vật hoang dã này phải qua nhiều trung gian nên người nuôi thường xuyên bị thương lái ép giá, nhất là trường hợp nuôi với số lượng ít.
Chị Nguyễn Thị Thu Vân, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, đã gặp phải tình trạng này cách đây 2 tháng. “Mình nuôi nhỏ lẻ rất khó bán, chủ yếu là gọi điện thoại cho thương lái tại địa phương đến thu mua
. Nhưng lần nào cũng bị chê da xấu rồi cò kè trả giá xuống thấp.
Đợt rồi tôi bán trăn loại 6kg/con giá 140.000 đồng/kg, rẻ hơn giá bên ngoài 10.000 đồng/kg”, chị Vân chia sẻ.
Không chỉ người nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn ở khâu giá cả, mà các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tập trung như Hợp tác xã chăn nuôi Hiệp Phát, ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, cũng đối mặt không ít trở ngại trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể như trường hợp của anh Nguyễn Lâm, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy. Để chủ động tạo ra sản phẩm đẹp, ngay từ khâu chọn giống anh đã phải cẩn thận lựa chọn từng con non có khoảng cách vảy trên da đều nhau, sức ăn mạnh…
Bởi theo anh, đây là tiêu chí để thương lái quyết định giá thành khi mua.
Nhưng khi được hỏi về đầu ra hiện tại, anh Lâm thở dài trăn trở: “Năm nay trăn 6kg/con là giảm mạnh nhất. Tôi cũng đang chờ xem thời gian tới giá cả có tiến triển chút nào không, chứ tình hình này thấy khó ăn lắm.
Chắc kế hoạch tăng đàn của tôi đành phải bỏ lửng”.
Bên cạnh vấn đề về giá, không ít hộ nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy trăn trở khâu xuất hàng và vận chuyển, bởi cần phải đăng ký nhiều thủ tục rườm rà.
Ông Dương Văn Nhu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Phát, ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, luôn trăn trở:
“Để bán trăn đất sang các tỉnh khác, chúng tôi cần có giấy chứng nhận vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp thì mới xuất hàng và chuyển đi được; nhưng thời hạn giấy này chỉ có 2 ngày thôi, tôi thấy hơi cập rập
. Mong muốn của người nuôi trăn chúng tôi là được đơn giản hóa thủ tục, để việc xuất bán, vận chuyển dễ dàng hơn.
Nếu được đăng ký giấy vận chuyển đặc biệt tại địa phương thì còn gì bằng”, ông Nhu kỳ vọng.
Trong khi tổng đàn trăn đất ở xã Hiệp Lợi đã gần 12.000 con, thì hiện nay trên địa bàn thị xã Ngã Bảy chỉ có một điểm thu mua.
Theo chính quyền địa phương, thời gian qua người nuôi phải tự tìm đầu ra để xuất bán, nhưng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những hộ nuôi ít. N
hằm tháo gỡ vướng mắc trên, ngành chức năng địa phương đã đưa ra giải pháp tạm thời giúp bà con an tâm hơn.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để việc chăn nuôi của bà con được thuận lợi.
Riêng về thủ tục, địa phương có phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh để đơn giản hóa giấy tờ cho người chăn nuôi.
Cụ thể là đối với hoạt động vận chuyển, mua bán trăn đất trong địa bàn thị xã Ngã Bảy sẽ được sử dụng cùng một loại hợp đồng giao ước để khỏi phải nhọc nhằn qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp “chữa cháy”.
Nếu vận chuyển ra ngoài tỉnh thì bắt buộc phải đảm bảo giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật”.
Đáng kể là ngành chức năng thị xã Ngã Bảy đang tăng cường các hoạt động liên kết với những điểm thu mua ở thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh… nhằm góp phần tìm nơi tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.
Đây là tín hiệu vui đối với những người nuôi trăn ở vùng đất Bảy Ngã trước thực trạng đầu ra bấp bênh như hiện nay.
Related news

Liên quan đến một số bài viết về rau an toàn (RAT) trên báo chí gần đây, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho rằng, khi báo chí thông tin không chính xác, không đầy đủ sẽ gây thiệt hại cho sản xuất và người tiêu dùng.

Đồng Nai có 5 vùng trồng nấm lớn, thuộc các huyện: Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và TX.Long Khánh, với hàng trăm trại trồng nấm mèo đen, mèo trắng, bào ngư, nấm sò… Trong đó, nấm mèo chiếm đa số với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc.

Hiện nay, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đang gấp rút hoàn thiện nốt công đoạn vệ sinh cải tạo ao đầm…, chuẩn bị xuống giống cho vụ nuôi trồng thuỷ sản xuân hè năm 2014.

Giá dưa hấu rớt thê thảm khiến nhiều nông dân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phải điêu đứng. Hiện giá dưa chỉ còn 2.300-2.700 đồng/kg (thời điểm này năm ngoái là 5.700-6.700 đồng/kg).

So với cùng kỳ năm trước, giá giống cây ăn trái tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng bình quân từ 2.000-10.000 đồng/cây, tùy loại. Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) giá từ 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây.