Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới

Đưa Giá Trị Cà Phê Việt Ra Thế Giới
Publish date: Thursday. June 19th, 2014

Mô hình cà phê tiêu chuẩn 4C mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp, đưa giá trị cà phê Việt ra thế giới và là cơ hội để nhà nông bán sản phẩm của mình với giá thành cao hơn.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

Là người đã nhiều năm liền tham gia vào mô hình này, ông Yben Bxa, Buôn Cui, xã Băng Ađrêng, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk cho biết, về mặt kinh tế, thực hiện triển khai và cả áp dụng tiêu chuẩn của loại hình cà phê 4C đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu cho nông dân, những người tham gia vào mô hình như ông luôn được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm vào giá bán so với thị trường tự do.

Còn với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thì cà phê 4C là một sản phẩm sạch cho họ cơ hội gia nhập với thị trường cà phê thế giới, tiếp cận với những thị trường có yêu cầu cao, qua đó vừa bán được sản phẩm giá phù hợp, vừa cải thiện hình ảnh về chất lượng của cà phê Việt Nam.

Về mặt xã hội, điều lớn nhất có thể kể đến là chương trình đã kết nối thành công 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong việc phối hợp, hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Đối với vấn đề môi trường, nhờ được liên tục tập huấn, kiểm tra thực hiện nên các hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận, xác nhận đã ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số loại cây phủ đất để giữ ẩm và cải tạo đất, dần dần bỏ thói quen canh tác cực đoan, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cho người trồng cà phê.

Hiện Đăk Lăk chiếm khoảng 45% tổng lượng cà phê được xác nhận 4C ở Việt Nam, có thể thấy, hiệu quả của mô hình sản xuất cà phê 4C là rất lớn. Tuy nhiên, do đặc trưng hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ chiếm hơn 80% diện tích sản xuất nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, nếu được hỗ trợ từ nhiều phía, người nông dân sẽ thấy rõ những lợi ích có được và sẵn sàng tham gia để qua đó từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hình ảnh của hạt cà phê Việt.


Related news

Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng

Đó là mô hình nuôi cá lồng trên sông của hộ ông Phạm Đình Chiểu và mô hình nuôi gà đẻ công nghiệp của ông Phạm Văn Tràng

Tuesday. May 23rd, 2017
Cầm chắc 200 triệu đồng/năm từ 5 sào măng tây xanh Cầm chắc 200 triệu đồng/năm từ 5 sào măng tây xanh

Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.

Wednesday. May 24th, 2017
Thuê đất trồng chanh tứ quí VietGAP cùng cây ăn quả, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm Thuê đất trồng chanh tứ quí VietGAP cùng cây ăn quả, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

Thursday. May 25th, 2017
Trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP lãi gần 10 triệu đồng/sào Trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP lãi gần 10 triệu đồng/sào

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

Saturday. May 27th, 2017
Đổi đời nhờ có mô hình trồng dâu và giống mới Đổi đời nhờ có mô hình trồng dâu và giống mới

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

Monday. May 29th, 2017