Dừng Đầu Tư Cơ Sở Chế Biến Cá Tra Phile Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tuy nhiên, vùng ĐBSCL có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra với công suất 45.000 tấn/năm.
Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.
Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2020, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 7.260 ha, trong đó Đồng Tháp có diện tích lớn nhất (1.700 ha), kế đến là An Giang (1.430 ha), Cần Thơ (1.100ha); các tỉnh còn lại từ 300 – 850 ha.
Theo dự thảo trên, toàn vùng cần khoảng 2,54 tỷ con giống chất lượng. Vùng nuôi phải tập trung, đặc biệt áp dụng tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGap hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp.
Tùy vào tín hiệu thị trường và khả năng sản xuất cá tra nguyên liệu; từ nay đến năm 2020, vùng có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra với công suất 45.000 tấn/năm, nhưng không đầu tư phát triển thêm cơ sở chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh; chỉ có thể nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền, thiết bị đối với các nhà máy hiện có.
Related news

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.