Hội thảo Mô hình luân canh mè trên đất trồng lúa

Được biết, mô hình luân canh lúa-mè nêu trên nhằm giới thiệu, hướng dẫn cho bà con nông dân áp dụng quy trình trồng mè trên nền đất lúa vào vụ Xuân-Hè có khả năng tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu là lãnh đạo UBND huyện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật, HTX Tiên Tiến, lãnh đạo và bà con nông dân 3 xã Bình Hòa Trung, Bình Hòa Tây, Bình Thạnh.
Tại hội thảo, ông Huỳnh Văn Lâm-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Mộc Hóa, báo cáo lại kết quả thực hiện mô hình. Kế đến, các đại biểu tham quan ruộng trồng mè của ông Huỳnh Văn Cư để đánh giá thực tế sự sinh trưởng và phát triển của cây mè. Theo ông Cư và nhân viên kỹ thuật, ước tính năng suất mè thu hoạch nay mai có thể đạt 900 - 1000 kg/ha và với tổng chi phí đầu tư cả vụ là 15.200.000 đồng thì nếu bán 900kg mè/ha với giá 40.000 đồng/kg như hiện nay thì một ha mè mang lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng.
Ông Lâm Hòa Xứng - Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa cho biết chủ trương và chính sách của huyện rất ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân nên áp dụng mô hình luân canh mè trên nền đất lúa vì vừa tránh tình trạng độc canh lúa mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân theo đúng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước.
Xa hơn nữa, việc luân canh mè còn giúp cải tạo đất, cắt đứt nguồn sâu bệnh gây hại lúa nên có giá trị bền vững. Lãnh đạo huyện cũng cho biết thêm, ngoài sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn thì phía địa phương đang nghiên cứu chính sách hỗ trợ vật chất và xúc tiến thương mại để giúp bà con nông dân an tâm đầu tư mở rộng mô hình luân canh lúa-mè trong thời gian tới.
Related news

Sản xuất lúa giống không chỉ còn là chuyện của các nhà chuyên môn, mà đã trở thành “sinh kế” cho những nông dân chân đất ở Tịnh Trà (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi). Liên kết với HTX dịch vụ nông nghiệp - nông thôn Tịnh Trà để cùng làm ra những hạt lúa giống chất lượng, mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên, người nông dân và HTX vẫn gặp khó, khi sản phẩm khó có thể bán đại trà ra thị trường…

Ngoài ra, huyện chỉ đạo các xã, lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý mía nguyên liệu, không để bán ra ngoài vùng... Đến ngày 18 – 12, trên địa bàn huyện thu hoạch được 730 ha, năng suất bình quân 61 tấn/ha; riêng vùng đồi xã Thành Vân và một số xã ven sông Bưởi..., năng suất mía nguyên liệu đạt 80 đến 85 tấn/ha.

Hiện gừng có giá 20.000đ/kg. Được biết năm nay lũ nhỏ, nông hộ không bán chạy gừng non như các năm khác, nên giá không giảm thấp. Nhiều hộ neo gừng lại đến tết bán. Với giá gừng hiện nay, một công gừng nếu chăm sóc tốt cho thu nhập khoảng 42.500.000đ.

Hiện ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo nông dân tích cực chăm sóc rau màu bảo đảm sản lượng và chất lượng thực phẩm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2015. Cùng với ngô, đậu tương, cà rốt là cây rau màu truyền thống của Gia Bình, đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ sản xuất, hàng năm, sản lượng cà rốt trên địa bàn huyện đạt gần 15.000 tấn.

Tại phiên chợ rau, hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 23 - 27/12, trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài có một gian hàng đã tạo được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng, đó là gian hàng trưng bày một số nông sản đặc trưng của Đà Lạt với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.