Điều Chỉnh Quy Hoạch Nuôi Tôm Chân Trắng Đến Năm 2030

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Đại có 1.655ha, từ xã Định Trung theo đường 883 đến ngã tư xã Thới Lai, vòng vào đường huyện đến ngã tư xã Vang Quới Đông. Đoạn kế tiếp, từ xã Vang Quới Đông đến xã An Hóa hướng ra sông Tiền.
Ba Tri có 150ha, phạm vi nuôi tôm phía ngoài đê dọc theo sông Hàm Luông thuộc các xã An Đức, An Hiệp, An Ngãi Tây và Tân Hưng.
Thạnh Phú có 1.865ha, vùng ngoài đê dọc theo sông Cổ Chiên thuộc các xã Hòa Lợi, Bình Thạnh, Thới Thạnh; vùng nuôi ngoài đê dọc theo sông Hàm Luông và trong vùng ngọt thuộc các xã Đại Điền, Phú Khánh; đoạn kế tiếp Tiểu vùng 1 từ Quốc lộ 57 ra sông Hàm Luông thuộc các xã Quới Điền, Mỹ Hưng, Thị trấn và An Thạnh.
Mỏ Cày Nam có 564ha vùng phía ngoài đê dọc theo sông Hàm Luông thuộc các xã Tân Trung, Minh Đức, Bình Khánh Đông, Phước Hiệp, Định Thủy; vùng ngoài đê ven sông Cổ Chiên thuộc các xã: Hương Mỹ, Cẩm Sơn, Thành Thới A và Thành Thới B.
Giồng Trôm có 537ha, phạm vi phía ngoài đê dọc theo sông Hàm Luông thuộc các xã: Hưng Lễ và Thạnh Phú Đông.
Related news

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.

Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.

Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.