Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Giống Ngô Lai B265

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.
Mô hình được gia đình chị Nông Thị Hường - Tổ 8, thị trấn Trùng Khánh gieo trồng từ ngày 20/2/2013, với diện tích 2.000 m2. Quá trình gieo và chăm sóc được áp dụng theo phương pháp canh tác truyền thống (chưa áp dụng quy trình thâm canh); trong quá trình sản xuất bị ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ở đầu mùa nhưng giống ngô B.265 vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Qua đánh giá, giống ngô lai Bioseed B.265 có nhiều ưu điểm như: Tán lá hẹp, có thể tăng mật độ trồng, giúp tăng năng suất; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh khô vằn; không có bắp phụ; lá xanh đến khi thu hoạch nên thuận lợi cho việc sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi; thời gian sinh trưởng trung bình; trái bắp to, dễ bẻ, độ đồng đều tương đối cao, số hạt trên bắp đạt từ 16 -18 hàng, thích hợp với đồng đất địa phương ở cả vụ đông - xuân và vụ hè thu.
Related news

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).

Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.

Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.

Vụ Chiêm xuân 2014-2015, toàn tỉnh Bắc Giang có kế hoạch xây dựng 103 cánh đồng mẫu với tổng diện tích hơn 3.100 ha. Trong đó, xây dựng mới 49 cánh đồng mẫu và duy trì 54 cánh đồng từ năm 2014.