Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả nuôi cua, sò trong vuông tôm

Hiệu quả nuôi cua, sò trong vuông tôm
Publish date: Tuesday. June 2nd, 2015

Ông Ðỗ Văn Quân, ấp Mỹ Ðông, xã Trần Thới, cho biết, với diện tích hơn 1.000 m2, hằng năm ông thả khoảng 500 kg sò huyết giống, vốn đầu tư khoảng 40 triệu đồng. Quá trình nuôi không cần cho ăn hoặc xử lý nguồn nước như nuôi các loài thuỷ sản khác. Sau khoảng 10 tháng thả nuôi, sò huyết bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng trung bình khoảng 60 con/kg, bán với giá dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng. Chính từ hiệu quả mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm đã giúp gia đình ông và các thành viên trong tổ hợp tác nuôi sò huyết ấp Mỹ Ðông có mức thu nhập cao, kinh tế gia đình không ngừng phát triển.

Ông Ðỗ Văn Quân phấn khởi: “Trước đây, trong 1 lần sửa cống vuông tôm, tôi phát hiện sò huyết ở dưới sông khá nhiều, tôi bắt lên ăn, còn những con sò nhỏ thả vào trong vuông tôm nuôi thử. Không ngờ sò huyết không chỉ sống được trong vuông tôm mà còn lớn nhanh, về chất lượng không khác so với sò tự nhiên”. Thấy vậy, ông mua sò huyết giống về thả nuôi với số lượng ít, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, dần dần mở rộng diện tích thả nuôi. Cái lợi lớn nhất của mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm là tôm vẫn phát triển tốt và cho thu hoạch bình thường vì sò huyết sống trên bãi cạn, còn tôm sú sống ở dưới kinh mương nên cả hai không có sự cạnh tranh về thức ăn. Mặt khác, sò huyết ít bị rủi ro hơn so với tôm sú nên nuôi sò huyết trong vuông tôm cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng đòi hỏi phải có vốn đầu tư con giống.

Thấy việc nuôi sò huyết trong vuông tôm có hiệu quả, anh Lê Thanh Tùng, ấp Mỹ Ðông, vận động bà con trong ấp thành lập tổ hợp tác nuôi sò huyết để có số lượng lớn dễ tiêu thụ. Ðến nay, tổ có gần 20 thành viên tham gia. Qua hơn 3 năm thành lập tổ hợp tác, hầu hết đời sống kinh tế của tổ viên không ngừng phát triển, trung bình 1 năm mỗi tổ viên có mức thu nhập hàng chục triệu đồng từ sò huyết. Ðặc biệt, những tổ viên có điều kiện thả con giống số lượng nhiều, mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Ðến nay, các thành viên trong tổ hợp tác không có trường hợp thuộc diện nghèo và cận nghèo.

Cùng với nuôi sò huyết, việc nuôi cua trong vuông tôm cũng được bà con nhân rộng. Bởi lợi thế của mô hình này là vốn đầu tư con giống thấp, có thể tận dụng nguồn cá tạp trong vuông tôm để làm thức ăn cho cua nên tiết kiệm được chi phí. Chỉ cần bán từ 1 - 2 kg cua thương phẩm, người nuôi có thể thu hồi được tiền con giống mà không lo bị thua lỗ. Do đó, hiện nay mô hình này đang được nông dân nhân rộng.

Tổ hợp tác nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Ðông Thới là một minh chứng điển hình về mô hình sản xuất này. Ông Nguyễn Minh Phồi, Tổ trưởng Tổ hợp tác, chia sẻ, mô hình nuôi cua xen canh trong vuông tôm rất dễ làm, vốn đầu tư con giống ít, chỉ cần vài triệu đồng là mua được con giống. Còn về thức ăn cho cua có thể tận dụng nguồn cá tạp có sẵn trong vuông tôm, không phải tốm kém chi phí thức ăn cho cua. Ðến nay, tổ thu hút được 19 thành viên tham gia với diện tích nuôi cua thương phẩm gần 30 ha, mức thu nhập trung bình từ 70 - 80 triệu đồng/ha/năm.

Việc nuôi xen canh sò huyết và cua trong vuông nuôi tôm góp phần đa dạng đối tượng nuôi trồng thuỷ sản, giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế bền vững, hạn chế được rủi ro trong sản xuất. Ðây được xem là hướng đi phù hợp trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hướng đến mục tiêu phát triển sản xuất bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân mà không nhất thiết phải chạy theo mô hình nuôi tôm công nghiệp như đã qua.


Related news

Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

Monday. July 29th, 2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Tuesday. July 30th, 2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

Tuesday. July 30th, 2013
Anh Phú Trúng Mùa Tôm Anh Phú Trúng Mùa Tôm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. July 30th, 2013
Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

Tuesday. July 30th, 2013