Hội Nghị giao ban về tình hình nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía Nam
Qua báo cáo cho thấy, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại ở các tỉnh phía Nam là hơn 12.000 ha, trong đó tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại hơn 8.100 ha; Diện tích tôm nuôi mắc bệnh gần 7.000 ha. Mức độ tôm thiệt hại và mắc bệnh tuy giảm khoảng 40% so cùng thời điểm năm 2014 nhưng vẫn còn ở mức cao, có 20 tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, phổ biến là bệnh hoại tử gan tụy cấp chiếm gần 3.000 ha, bệnh đỏ thân đốm trắng gần 2.000 ha, còn lại là các bệnh về đường ruột, đầu vàng, bệnh phân trắng.
Theo nhận định của Cục Thú y, dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp đến khoảng tháng 9 mới có dấu hiệu giảm dần. Thời tiết bất lợi, mức độ thiệt hại trên 30% và giá tôm thương phẩm đầu vụ giảm thấp, nên các tỉnh phía Nam thả nuôi tôm chỉ đạt 56% diện tích.
Tại hội nghị, lãnh đạo Tổng Cục Thủy sản chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người nuôi chọn thời điểm thích hợp để thả giống; Tăng cường công tác quản lý các sản phẩm đầu vào phục vụ nghề nuôi, như thức ăn, thuốc thú y, con giống và triển khai quản lý chặt vùng nuôi về diễn biến bệnh trên tôm để có biện pháp khống chế kịp thời; Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên tôm của trung ương và địa phương phải được củng cố, chú trọng đến công tác quan trắc môi trường để cảnh báo tình hình bệnh trên tôm cho người dân nắm rõ, góp phần hạn chế thiệt hại cho vụ nuôi.
Related news
Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...
Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.
Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.
Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.
Những năm gần đây, nhờ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, nên nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thoát được cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.