Hồ Nuôi Cá Mú Hợp Tác Xã Diêm Hải Bị Chết Do Bệnh Hoại Tử Thần Kinh Ở Hà Tĩnh

Lãnh đạo Chi cục Thú y vừa cho biết, có 4 ao nuôi cá mú của hai hộ thuộc Hợp tác xã Diêm Hải xã Thạch Bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị chết, nguyên nhân được xác định là do bệnh virus gây hoại tử thần kinh (Viral Betanodavirus Nervous Necrosis Viral). Ước tính thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.
Trước đó, ngày 10/4, các hộ nuôi thuộc Hợp tác xã Diêm Hải thấy hiện tượng cua, cá, ngao chết rải rác không rõ nguyên nhân, sau đó người dân tự ý tháo cạn 0,75 ha nuôi cua, cá và tự xử lý ao, hồ. Sau một tuần thì 4 ao nuôi cá mú với số giống ban đầu được thả là 1,1 vạn con cỡ cá giống 10cm và hiện nay trung bình cá có trọng lượng 8 lạng đến 1kg/con đều chết đồng loạt. Lúc này Hợp tác xã Diêm Hải mới báo cáo lên các cấp chính quyền biết.
Nhận được thông tin, Chi cục Thú y đã cử cán bộ xuống nắm tình hình lấy mẫu, kiểm tra môi trường và xác định nguyên nhân đây là bệnh gây hoại tử thần kinh. Loại virus bệnh này thường gây hại trên đối tượng cá mú, cá chẽm, cá bớp. Hiện tại vùng nuôi cá này của Hợp tác xã Diêm Hải với 12 hồ, trong đó 4 hồ đã thu hoạch và còn 4 hồ khác đang nuôi cá chẽm, tất cả hồ nuôi này đều sử dụng chung một hệ thống nước dẫn và xả nước nên việc lây lan mầm bệnh là rất lớn.
Chi cục Thú y đã cấp 400kg hoá chất Clorin để người dân sử dụng tiêu độc khử trùng nguồn nước và môi trường xung quanh các hồ nuôi. Đồng thời tuyên truyền người dân không được xã thải nước từ hồ nuôi bị bệnh ra môi trường và không sử dụng chung các dụng cụ nuôi lẫn lộn giửa các hồ nuôi. Thu gom cá, cua, ngao chết ra khỏi vùng nuôi tiến hành xử lý tiêu huỷ đúng quy định. Đối với các hộ nuôi khác trong vùng cần kiểm soát nguồn thức ăn, không để dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi sử dụng bột đá vôi ổn định độ PH nước ao và hạn chế việc lấy nước từ kênh mương vào ao nuôi.
Hợp tác xã Diêm Hải đã mua hàng tạ vôi bột về khử trùng tại các hồ nuôi đã bị bệnh, tiến hành xử lý môi trường những ao cá bị chết để tiếp tục thả cá trong vụ tới khi đảm bảo các điều kiện.
Related news

Nơi khô hạn, nắng nóng, nơi lại mưa rầm kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2014. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến hậu quả khôn lường đang diễn ra trên diện rộng tại địa bàn tỉnh ta. Nguy cơ mất mùa, thiếu đói lương thực đang hiện hữu trong các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh là điều có thực...

Khoảng 10 ngày trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giá bán các loại trái cây chủ lực tại vườn đồng loạt giảm, bình quân giảm từ 2.000 đồng đến 7.000 đồng/kg, tùy theo từng loại trái. Nguyên nhân chính là do cung vượt cầu, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nhà vườn.

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...

Trong những năm qua, đời sống của người dân ở thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) không ngừng cải thiện, nâng cao. Đến nay, mức thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 6,2% trên tổng số 1.021 hộ dân. Có được kết quả đó là do thị trấn đã thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao, điển hình là mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn.

Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.