Hiệu ứng tích cực từ việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Hiện TP Cần Thơ đã hoàn thiện Quy hoạch "Chăn nuôi, giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020"; Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"; Đề án "Phát triển chăn nuôi thành phố giai đoạn 2015 - 2020"; Dự án "Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi tại TP Cần Thơ giai đoạn 2014 - 2020". Đồng thời, chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi hiệu quả.
Theo đó, huyện Vĩnh Thạnh đang phát triển đàn bò thịt giống cao sản (bò lai sind, lai Red Angus, lai Limousine...) và trồng cỏ trên bờ đê tạo nguồn thức ăn xanh, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân. Quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ phát triển đàn vịt sinh sản theo hướng an toàn sinh học, sử dụng con giống chất lượng cao thay thế cho giống vịt thịt địa phương lợi nhuận tăng từ 20 - 30% so với phương thức chăn nuôi truyền thống…
Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn triển khai nhiều mô hình liên kết trong chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ. Điển hình như: mô hình 6 cơ sở chăn nuôi heo thịt liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ liên kết nuôi heo thịt với Xí nghiệp chế biến thực phẩm I với hình thức ký hợp đồng theo từng thời điểm để tiêu thụ sản phẩm…
Related news

Thời gian qua, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa bấp bênh, năng suất thấp, sang trồng các loại hoa màu mang hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này hiện đang được nhân rộng tại các xã.

Lý giải giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh so với cùng kỳ, VPA cho hay, nguyên nhân chủ yếu là giá tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh, trung bình giá tiêu đen 6.885 USD một tấn, tăng khoảng 707 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tiêu trắng giá năm nay 9.716 USD, tăng 851 USD một tấn so với cùng kỳ.

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.