Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Đổi Đời Từ Vèo Cá Lóc

Nông Dân Đổi Đời Từ Vèo Cá Lóc
Publish date: Tuesday. May 20th, 2014

Bắt đầu với số vốn khiêm tốn để mua con giống và làm vèo - lồng nuôi từ lưới hoặc túi nylon, nông dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng từ cá lóc.

Phó Thủ tướng: Việt Nam có thể làm giàu bằng nông nghiệp / Lãi trăm triệu vào mùa lũ nhờ tôm càng xanh

Nuôi cá lóc (cá quả hay cá chuối) trong vèo không cần diện tích lớn, chỉ đòi hỏi khoảng chục mét vuông mặt nước. Diện tích nhỏ như vậy có thể tận dụng ven bờ các con kênh, rạch hay ngăn một góc ao. Cá lóc nuôi trong vèo được ăn cá tạp, ốc, hến nên thịt chắc và ngon như cá sống môi trường tự nhiên, hoàn toàn không có thuốc hoá học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 (xã Thạnh Thới Thuận, Trần Đề, Sóc Trăng), là người đầu tiên nuôi cá lóc trong vèo và được nhiều người dân nơi đây học theo. Trước, cuộc sống gia đình ông Kiệt rất khó khăn vì không có ruộng đất sản xuất. Khi biết được hình thức nuôi cá lóc trong vèo, ông đi tìm thầy học.

Sau đó, ông quyết định vay vốn ngân hàng hơn 10 triệu đồng, làm vèo bằng lưới nylon, quây 9m2 mặt nước, thả 1.000 con cá giống. Nuôi gần 4 tháng, khoảng 3 con đạt một kg với giá bán 45.000 đồng. Tổng cộng, ông Kiệt lãi được 8 triệu đồng từ lứa đầu tiên.

Hiện nay, ở xã Thạnh Thới Thuận có rất nhiều người nuôi cá lóc trong vèo. Những người ít đất hoặc không có đất, tận dụng kênh rạch với sự cần cù là có được thu nhập khá. Cá lóc nuôi trong vèo sạch nên có giá cao, thường hút hang.


Related news

Nông Dân Còn “Điêu Đứng” Vì Giống Kém Chất Lượng Nông Dân Còn “Điêu Đứng” Vì Giống Kém Chất Lượng

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.

Thursday. January 29th, 2015
Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Thursday. January 29th, 2015
Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

Thursday. January 29th, 2015
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

Thursday. January 29th, 2015
Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

Thursday. January 29th, 2015