Bắc Ninh Triển Khai Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép Lai V1 Là Chính

Thực hiện chương trình Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh năm 2014, vừa qua Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Bắc Ninh đã triển khai mô hình nuôi ghép cá chép lai V1 là chính.
Mô hình được triển khai tại các huyện Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Yên Phong, Lương Tài và Thuận Thành, với 7 hộ tham gia, tổng quy mô 3,5ha.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 80% giá giống với số tiền hỗ trợ là 8,4 triệu đồng/mô hình/0,5ha. Cá chép được thả ghép cùng 1 số loài cá khác (mè, trôi, trắm, rô phi...) với mật độ thả trung bình 2 con/m² trong đó cá chép lai V1 chiếm 50%. Cá chép giống thả với quy cỡ từ 80-100 con/kg. Dự kiến sau 8 tháng nuôi, cá chép lai V1 cho thu hoạch với tỷ lệ sống > 70%, khối lượng cá đạt trên 600g/con, năng suất ước đạt 8 tấn/ha.
Cá chép lai V1 là kết quả lai ghép 3 dòng: cá chép trắng Việt Nam, cá chép vẩy Hungari và cá chép vàng Indonesia. Với ưu thế vượt trội so với cá chép thường, cá chép lai V1 có tốc độ tăng trưởng nhanh, cỡ thương phẩm lớn, do đó cá chép lai V1 hiện đang thu hút nhiều hộ dân đầu tư nuôi. Vì vậy việc triển khai mô hình là điều kiện thuận lợi, giúp bà con phát triển nghề nuôi, mở ra hướng làm kinh tế mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Related news

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.