Ngư Dân Khổ Vì Cá Ngừ Đại Dương Rớt Giá

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kết thúc vụ cá ngừ đại dương năm 2012, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay với hơn 4.000 tấn nhờ người dân chuyển từ nghề câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp đèn pha. Tuy nhiên, chính cách câu này làm giá cá rớt thê thảm.
Ông Mai Thành Phúc, đội trưởng 4 tàu câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa, cho biết: “Năm 2012, giá cá khoảng 150.000 - 170.000 đồng/kg, đến đầu tháng 3 năm nay còn 65.000 đồng/kg và hiện chỉ còn 50.000 - 55.000 đồng/kg. Mỗi tàu cá tổn phí cho một chuyến đi biển 120 - 150 triệu đồng. Với giá cá hiện nay, ngư dân lỗ vốn”.
Theo các chủ vựa ở cảng cá Hòn Rớ, TP Nha Trang, chất lượng cá ngừ đại dương câu bằng tay kết hợp đèn pha làm cho thịt cá bị chua nên giá cá phải giảm. Trong khi đó, ông Vũ Đình Đáp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 - Bộ NN-PTNT, cho rằng tuy chưa thể kết luận phương pháp câu bằng ánh sáng làm giảm chất lượng cá ngừ đại dương nhưng việc pha đèn đã khiến cá ngừ bị sốc và tiết ra nhiều kháng chất. Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, cho biết hội sẽ có văn bản báo cáo Bộ NN-PTNT, đề xuất giải pháp giúp ngư dân.
Related news

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.