Hiệu Quả Từ Một Mô Hình

Về huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên hỏi thăm mô hình nuôi trùn quế của doanh nghiệp tư nhân Thiên Phát, ai cũng biết vì doanh nghiệp này đã thực hiện mô hình này được 3 năm. Với thời gian không dài những hiệu quả của mô hình thì đã được nhiều người quan tâm đánh giá cao.
Một thời gian dài trước đây doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh nông sản và bột cá để làm thức ăn cho nghề nuôi thủy sản tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Anh Đinh Thông - chủ doanh nghiệp đã nhận thấy tại các diện tích lớn nuôi tôm, cá ven biển, nguồn thức ăn trong nuôi thủy sản lại chủ yếu được mua từ các đại lý thức ăn với giá thành cao, hàm lượng thuốc kháng sinh trong thức ăn nhiều nên môi trường nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nhanh.
Vì vậy anh đã xúc tiến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, nắm bắt kỹ thuật nuôi trùn quế và sưu tầm thông tin tư liệu từ sách báo. Qua nghiên cứu anh thấy trùn quế là đối tượng dễ nuôi, phát triển nhanh (theo cấp số nhân). Thức ăn của trùn quế sẵn có, lại rất dễ kiếm tại địa phương. Nuôi trùn tỷ lệ rủi ro thấp, tận dụng được lao động lúc nông nhàn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần giải quyết tốt vấn đề môi trường hiện đang trở thành vấn nạn tại nông thôn hiện nay.
Năm 2006, anh đã mạnh dạn mua trên 10 tấn trùn sinh khối của cơ sở chế biến trùn quế Tân Đông, xã Tân Thạnh, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh về chuyển giao cho nông dân. Năm 2007, doanh nghiệp đã tạo được nguồn giống trùn sinh khối gần 30 tấn để cung cấp cho 45 hộ nông dân của 5 xã trong trong vùng nuôi với diện tích hàng nghìn m2. Điều đặc biệt là sản phẩm trùn do các hộ nông dân làm ra đã được doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua hết sản phẩm với giá từng loại như sau: Trùn quế (thịt) 35.000 đ/kg; Trùn sinh khối (giống) 7.000 đ/kg; phân trùn quế 7.000 đ/kg. Theo tính toán của các hộ nông dân thì bình quân nuôi 30m2 trùn quế, mỗi tháng lãi khoảng 250.000 đồng. Một số hộ có mức lãi khoảng 500.000 đồng/tháng.
Từ kết quả thu được, doanh nghiệp đã xây dựng được một quy trình chăn nuôi trùn quế phù hợp để ứng dụng vào thức tế sản xuất trong toàn tỉnh. Mô hình của đã mở ra một nghề mới cho bà con nông dân và tận dụng được lượng lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Việc nuôi trùn quế là biện pháp tốt nhất để xử lý các chất hữu cơ làm sạch môi trường, cải thiện đất cho cây trồng và giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nuôi trùn quế còn góp phần cung cấp thức ăn sạch cho gia súc, gia cầm, tôm, cá… với giá thành rẻ hơn và chất lượng tốt hơn so với thức ăn công nghiệp.
Đến nay sau 3 năm triển khai mô hình, doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu sản phẩm từ phân trùn là “phân trùn quế 5 sao” và sản phẩm trùn thịt lấy thương hiệu là “Địa long”. Các sản phẩm này được cung cấp đến các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh như Đông Hoà, Sông Cầu (Phú Yên), Buôn Hồ (Đắc Lắc), các vùng nuôi tại tỉnh Quảng Bình… Bà con nông dân có như từ vấn về kỹ thuật có thể liên hệ với doanh nghiệp tư nhân Thiên Phát tại xã Hoà An, huyện Phú Hoà hoặc anh Đinh Thông - chủ doanh nghiệp - số điện thoại 0903516117.
Related news

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn do Cục Hải quan Cao Bằng quản lý (Cao Bằng và Bắc Kạn) là gần 76 triệu USD, giảm 22,73% so với cùng kỳ.

Trong khi giá hành, tỏi ở nhiều địa phương rớt mạnh thì tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), mỗi kg tỏi cô đơn có giá đến 1,2 triệu đồng.