Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Với mục tiêu chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, năm 2014, từ nguồn kinh phí địa phương, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai mô hình “Nuôi cá nước ngọt theo tiêu chuẩn VietGAP” tại 8 điểm thuộc các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thành phố Thanh Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn.
Mô hình có quy mô 0,74 ha/điểm, mỗi điểm 3 hộ tham gia, các đối tượng nuôi là: cá chép, cá trắm, cá rô phi đơn tính. Thời gian thực hiện trong 10 tháng, mật độ nuôi 3 con/m2.
Trong quá trình tham gia mô hình, các hộ dân đã tuân thủ và thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quản lý trong nuôi cá đạt yêu cầu đề ra. Sau 7 tháng nuôi tỷ lệ sống của cá đạt 75%, cá đạt kích cỡ trung bình 0,4 - 0,8kg/con, năng suất 9 tấn/ha.
Đây là mô hình có nhiều ưu điểm so với cách nuôi truyền thống như: cá ít bị bệnh, chi phí thuốc kháng sinh giảm, cá nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao, tăng năng suất, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng giảm, từ đó giảm chi phí trong chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu tại địa phương. Đặc biệt, cá nuôi theo VietGAP chất lượng tốt hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, cá có màu sắc sáng bóng, mình dày, thịt thơm ngon.
Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.
Từ thành công của mô hình, hy vọng sẽ có thêm nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hơn nữa trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa, an toàn bền vững.
Related news

Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.

Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.