Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Heo Hướng Nạc Ở Quảng Nam

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, từ năm 2006 - 2009, Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ đã tiếp nhận và chuyển giao gần 200 con heo giống hướng nạc cho 15 hộ trên địa bàn. Trong đó hộ được hỗ trợ heo giống nhiều là ông Huỳnh Ngọc (xã Tam Thăng) với 30 con, bà Ngô Thị Cúc (phường An Phú) 24 con…
Để chăn nuôi heo hướng nạc đạt hiệu quả, trước đó trung tâm đã khảo sát chọn các hộ có đủ điều kiện chăn nuôi như diện tích đất để làm chuồng trại, diện tích trồng cỏ làm thức ăn cho heo, có lao động và đủ vốn để đầu tư. Đồng thời mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật và tổ chức cho các hộ chăn nuôi đi tham quan, học tập các mô hình chăn nuôi heo nái và heo thương phẩm ngoại có quy mô ở các địa phương trong và ngoài tỉnh nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho các hộ chăn nuôi.
Năm 2006, trung tâm tiếp nhận 100 con heo nái ngoại và 7 heo đực giống, giao cho 5 hộ ở Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú chăn nuôi. Qua gần một năm thả nuôi, các hộ này đã chọn ra được 60 heo nái và 5 heo đực để làm giống, lứa đầu tiên sinh được gần 480 heo con. Từ những mô hình được chọn làm điểm đợt đầu, các hộ tiếp theo cũng phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tạo động lực để bà con đầu tư phát triển chăn nuôi heo ngoại hướng nạc.
Heo hướng nạc được Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ nhập về từ Công ty CP Giống chăn nuôi miền Trung gồm 2 loại giống Landrace và Yorkshire. Heo nuôi lấy thịt đến khi xuất chuồng có trọng lượng trung bình 90 kg/con với độ nạc từ 48 – 55%. Tuy nhiên, để heo phát triển đồng đều và hạn chế được dịch bệnh, yếu tố đầu tiên là chế độ ăn hàng ngày, tiếp đến là vệ sinh chuồng trại và thú y.
Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua các hộ chăn nuôi đã tập trung nguồn dinh dưỡng cho đàn heo từ thức ăn công nghiệp đến tự chế biến như cám gạo, bắp, bột cá, khoáng chất và các loại rau xanh. Bên cạnh đó, các hộ còn tăng cường công tác quản lý chuồng trại, không để các con vật nuôi trong nhà vào chuồng, nhất là chó và gà nhằm tránh lây truyền bệnh cho heo, đồng thời thường xuyên xử lý chuồng trại, chất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt theo dõi, phát hiện bệnh để điều trị kịp thời, tiêm phòng vắc xin, tiêu độc theo định kỳ.
Năm 2009, hộ ông Huỳnh Kim Phố (khối phố Phú Trung, phường An Phú) được hỗ trợ 10 con giống với giá 12 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 50% vốn), đến nay hầu hết các con giống trên đều sinh sản tốt, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 9 - 14 con, một tháng sau khi sinh heo con có trọng lượng 20 kg/con với giá 90 nghìn đồng/kg (bình quân 1,8 triệu đồng/con). Ngoài ra, hàng năm trong chuồng thường xuyên có trên 100 con heo thịt, sau 5 tháng nuôi sẽ có trọng lượng bình quân 90 kg/con.
Vào thời điểm này trong chuồng có hơn 50 heo thịt đang chuẩn bị xuất chuồng. Theo ông Phố, mỗi năm ông có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi heo hướng nạc. Tuy nhiên, ông Phố cũng lo lắng, gần đây tình hình dịch bệnh trên gia súc diễn biến hết sức phức tạp nên để hạn chế rủi ro, người nuôi cần chú trọng khâu tiêm phòng, khử trùng chuồng trại bài bản…
Related news

Ông Đ cho biết, năm nay ươm 10 ngàn cây sưa đỏ, dù chưa đến mùa xuống giống nhưng đã bán được 7.000 bầu... Sưa đỏ được trồng mật độ 3x3m. Nếu làm phép tính đơn giản 1 ha trồng được khoảng 1.800 cây, sau 6 năm (bằng thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su) thì sẽ bán được 35-40 tỷ đồng.

Giá trái ca cao tươi bán tại vườn hiện nay có mức từ 5.000 - 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, giá ca cao sẽ tiếp tục đứng ở mức cao, vì theo dự báo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO), các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.

Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, vừa cho biết, thanh long Bình Thuận vẫn được xuất khẩu bình thường sang Trung Quốc và các thị trường khác.

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.