Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phủ Xanh Cát Trắng Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Phủ Xanh Cát Trắng Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng
Publish date: Tuesday. January 7th, 2014

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.

Từ trước đến nay, trên diện tích này người dân chủ yếu bỏ trống hoặc trồng một ít khoai lang, sắn... nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể. Vì là một xã thuần nông nên sinh kế của người dân vẫn dựa vào các nguồn tài nguyên địa phương nhưng không được sử dụng tốt.

Trong những năm trở lại đây nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện, sự nỗ lực khắc phục mọi khó khăn của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cũng như sự tham gia của nhiều chương trình Dự án, nghiên cứu của các Trung tâm, Trường, nhiều mô hình thí điểm trên đất cát thích ứng biến đổi khí hậu như xây dựng các mô hình rau trái vụ, luân canh cây màu thích hợp trong vụ đông... đã được tiến hành. Bên cạnh đấy, Đảng bộ và nhân dân Hải Ba không ngừng phấn đấu học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất để nhằm phủ xanh dần diện tích đất cát này.

Với mong muốn tìm cây trồng thích hợp trên vùng cát nghèo dinh dưỡng cho bà con, năm 2013-2014, Trung tâm biến đổi khí hậu miền Trung đã tiến hành thử nghiệm các loại cây trồng và áp dụng quy trình trồng mới thích ứng biến đổi khí hậu, thời gian trồng rau rút ngắn lại và được che chắn cẩn thận bằng lưới.

Các loại rau thông thường như cải thìa, cải bẹ, bí ngồi, rau gia vị… vẫn trồng được trong khoảng thời gian trái vụ (mùa khô hạn). Đặc biệt cây đậu đũa - một cây trồng đưa vào trồng mới, theo đánh giá của các chuyên gia trường Đại học Nông lâm Huế là cây màu thích hợp với đất cát ven biển Hải Lăng trong mùa khô hạn và đã cho thu nhập cao.

Vụ Đông này, xã Hải Ba đã tiến hành trồng thử nghiệm luân canh các loại cây trồng như nén, kiệu, cải, dưa leo, cà, bầu, bí, mướp đắng... Về Hải Ba trong những ngày này, chúng tôi thấy bà con nơi đây vui mừng đón nhận một vụ màu được mùa.

Gặp chúng tôi, bà Nguyễn Thị Tày, một nông dân tham gia xây dựng mô hình thôn Phương Lang, xã Hải Ba phấn khởi nói: "Ở vùng cát trắng quê tôi, có thể kiếm được hàng chục triệu triệu đồng mỗi năm đâu có dễ. Trước đây vào mùa khô hạn thì đất cát ở vùng này, bà con trong làng ai cũng không biết trồng cây gì cho phù hợp.

Nay nhờ được sự hướng dẫn kỹ thuật sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu của các chuyên gia đến từ Trường Đại học Nông Lâm Huế, chúng tôi đã có những nguồn thu ổn định. Bình quân 1 lao động có thể đảm bảo thu nhập bình quân từ 2,7 - 3 triệu đồng/tháng trên mảnh đất cát cát bạc màu, mà tôi tưởng như không thể".

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Hóa phó chủ tịch UBND xã cho biết: Từ trước đến nay, trên vùng đất cát bạc màu của xã người dân ở đây chủ yếu trồng các giống cây màu địa phương, năng suất thấp. Trung tâm Biến đổi khí hậu Miền Trung đưa về trồng thử nghiệm cây trồng trái vụ trong mùa hạn cũng như luân canh cây trồng trong vụ Đông.

Qua thời gian tham gia chỉ đạo triển khai, ông nhận thấy kết quả rất khả quan, đã phần nào khai thác tốt tiềm năng của vùng đất cát bạc màu ven biển, tạo được những vùng sản xuất, mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Đây không chỉ là giải pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng vùng đất cát mà còn là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu của các xã vùng cát ven biển Quảng Trị.


Related news

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dong Riềng Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dong Riềng

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.

Monday. July 30th, 2012
Không Thiếu Nguồn Giống Khoai Tây Đầu Dòng Không Thiếu Nguồn Giống Khoai Tây Đầu Dòng

Dự báo đến năm 2015, Đà Lạt phải phát triển khoảng 2.500ha diện tích khoai tây (năng suất trung bình trên dưới 25 tấn/ha) mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài địa phương.

Friday. July 26th, 2013
Giá Cá Điêu Hồng Nuôi Bè Biến Động Mạnh Giá Cá Điêu Hồng Nuôi Bè Biến Động Mạnh

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Tuesday. July 31st, 2012
Trễ Vụ Hè Thu Và Áp Lực Sâu Bệnh Trên Lúa Ở Bình Thuận Trễ Vụ Hè Thu Và Áp Lực Sâu Bệnh Trên Lúa Ở Bình Thuận

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.

Wednesday. May 29th, 2013
Quy Hoạch 4.500ha Trồng Cây Ăn Quả Chủ Lực Quy Hoạch 4.500ha Trồng Cây Ăn Quả Chủ Lực

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Friday. July 26th, 2013