Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Giống Thủy Sản Còn Nhiều Bất Cập

Quản Lý Giống Thủy Sản Còn Nhiều Bất Cập
Publish date: Saturday. July 6th, 2013

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn cung trong nước còn hạn chế, một lượng lớn giống thủy sản ở Việt Nam phải nhập từ nước ngoài nên công tác quản lý còn nhiều bất cập, chất lượng con giống, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.

Tôm nhập khẩu nhiễm bệnh

Vừa qua, tại TP. Nha Trang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 26/2013 của Bộ NN-PTNT về quản lý giống thủy sản. Tại hội nghị, nhiều ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giống thủy sản đều có chung nhận định rằng, dù thời gian qua công tác kiểm dịch giống thủy sản (chủ yếu giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng) được quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết, nhất là trong khâu quản lý giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay cả nước nhập khẩu gần 7 triệu con tôm post giống và tôm bố mẹ giống; thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ… Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tháng 3-2011, Cục Thú y đã ban hành công văn tăng cường thủy sản giống nhập khẩu. Theo đó, tôm giống nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm dịch các dịch bệnh thường gặp trên tôm. Các lô tôm giống nhập khẩu đều phải giám sát cách ly kiểm dịch bởi Cơ quan Thú y vùng trong thời gian 10 ngày.

Tuy được siết chặt quản lý, nhưng theo các ngành chức năng, cũng có một số lô tôm giống vẫn “lọt sổ” kiểm dịch, rất nguy hại cho người nuôi. Mới đây, qua kiểm tra, Cục Thú y đã phát hiện 2 lô tôm giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu của Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Đắc Lộc (nhập từ Thái Lan) và một lô tôm giống tương tự của Công ty TNHH Việt Úc (nhập từ Singapore) có dương tính với virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV). Đây là loại virus rất nguy hiểm và thường gặp trên tôm. Hiện các lô hàng có nhiễm virus IHHNV đã được tiêu hủy, công tác thắt chặt kiểm tra dịch bệnh cũng được tăng cường hơn.

Khó kiểm soát chất lượng giống

Hiện nay, cả nước có 1.425 cơ sở sản xuất tôm sú và 103 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng; so với cùng kỳ năm ngoái thì số lượng cơ sở sản xuất giảm khoảng 10%. Hàng năm, các cơ sở này sản xuất khoảng 23,5 tỷ con tôm giống, trong đó tôm sú chiếm khoảng 15 tỷ con.

Do điều kiện tự nhiên khá tốt, các tỉnh Nam Trung bộ như: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận là nơi chiếm khoảng 40% tổng cơ sở sản xuất tôm giống cả nước, cung ứng khoảng 70% lượng tôm giống hàng năm. Tuy vậy, do phát triển tự phát, không theo quy hoạch nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Một thực tế, tại hầu hết các cơ sở tôm giống hiện nay đang sử dụng một lượng lớn tôm giống bố mẹ kém chất lượng, kéo theo đó là chất lượng tôm post giống kém.

Qua nhiều đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất khá nhiều tôm giống, nhưng lượng tôm bố mẹ nhập quá ít. Lý do là các cơ sở này sử dụng “quá đát” tôm bố mẹ để sản xuất tôm giống dẫn đến tôm giống không khỏe, ít đề kháng.

Theo Tổng cục Thủy sản, khi các cơ quan chuyên môn ráo riết kiểm tra tổng đàn tôm bố mẹ tại các cơ sở nuôi, thì họ chạy đôn chạy đáo xin nhập tôm bố mẹ nhằm đối phó, hợp thức hóa. Điều đó có thể thấy rằng, một lượng không nhỏ tôm “quá đát” được sử dụng làm tôm bố mẹ, và tất nhiên là rất khó để kiểm soát chất lượng tôm giống ra thị trường.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng cũng như nhiều địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc siết chặt quy hoạch các trại giống trên toàn quốc, và song song với đó là thực hiện chủ trương tập trung xây dựng hệ thống trại giống quốc gia làm nòng cốt, đóng vai trò chủ đạo trong việc thuần chủng, cung cấp tôm giống cho các trại giống thành viên và người nuôi.

Nhưng đến nay, những kỳ vọng đó chỉ là trên chủ trương. Trong khi đó, các trại giống tư nhân đua nhau mọc lên như nấm; có trại giống được cấp phép sản xuất, nhưng thực tế không đáp ứng được các yêu cầu về quy chuẩn trại giống, khiến chất lượng giống đầu ra không đảm bảo và không được kiểm soát chặt chẽ.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng chỉ ra rằng, trong thời gian qua công tác quản lý kiểm dịch tôm giống vẫn còn chồng chéo, chưa đồng bộ, nhất là các cơ quan chuyên trách cấp tỉnh, dẫn đến hiệu quả quản lý còn thấp. Tổng cục Thủy sản cũng có kiến nghị lên Bộ NN-PTNT và Bộ Nội vụ nên ban hành các thông tư liên tịch, quy định rõ chức năng nhiệm vụ một cách cụ thể hơn để công tác quản lý thêm chặt chẽ, tránh chồng chéo.


Related news

Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.

Thursday. March 6th, 2014
Ngành Chăn Nuôi Gia Cầm Điêu Đứng Vì Dịch Ngành Chăn Nuôi Gia Cầm Điêu Đứng Vì Dịch

Do lo sợ dịch cúm gia cầm A/H5N1, người tiêu dùng ngại mua gà, vịt, trứng… khiến sức mua và giá của các sản phẩm này giảm mạnh. Theo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tình hình này nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân đối cung cầu và khiến ngành này điêu đứng.

Thursday. March 6th, 2014
Nông Dân Đồng Nai Than Trời Vì Mía Nông Dân Đồng Nai Than Trời Vì Mía

Nhiều nông dân “tố” Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An (Đồng Nai) không thu hoạch kịp thời nên hàng ngàn hécta mía bị chết khô. Điều này dẫn đến năng suất, chữ đường của mía giảm, gây thiệt hại kép cho nông dân.

Thursday. March 6th, 2014
Thời Tiết Khắc Nghiệt, Vẫn Hoàn Thành Gieo Cấy Vụ Xuân Thời Tiết Khắc Nghiệt, Vẫn Hoàn Thành Gieo Cấy Vụ Xuân

Cùng với việc chủ động khắc phục hậu quả sau đợt rét đậm, rét hại, với khí thế khẩn trương, nhiều địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã hoàn thành gieo cấy vụ xuân…

Thursday. March 6th, 2014
Nguy Cơ Thua Lỗ Khi Ồ Ạt Trồng Sương Sáo Nguy Cơ Thua Lỗ Khi Ồ Ạt Trồng Sương Sáo

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương chuyển đổi 1 ngàn hecta đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả và rau màu khác nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều nông dân đang đứng trước nguy cơ thua lỗ khi chuyển từ cây mía sang trồng sương sáo (còn gọi là thạch đen hoặc thủy cẩm Trung Quốc).

Thursday. March 6th, 2014