Sầu Riêng Cuối Vụ Giá Vẫn Cao
Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.
Thời điểm này đang là giai đoạn cuối vụ thu hoạch, nhưng sầu riêng được các thương lái mua tại vườn có giá từ 18.000 đến 22.000 đồng/kg (tùy theo loại), cao hơn đầu mùa gần 3.000 đến 5.000 ngàn đồng/kg. Theo đồng chí Nguyễn Văn Vũ - Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa (Kế Sách), hiện trên địa bàn toàn xã có trên 80 ha trồng sầu riêng tập trung ở các ấp: Hòa Lộc 2, Hòa Thành, Hòa Phú... đa số nhà vườn sử dụng các giống: Cơm vàng hạt lép, Ri6, Chín Hóa, Mõn Thoang. Giá sầu riêng đầu vụ đến giờ luôn ổn định nên nhà vườn rất phấn khởi.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà vườn trồng sầu riêng khá lớn ở xã Xuân Hòa cho biết: Năm nay do thời tiết tương đối thuận lợi, sầu riêng ít bị sâu bệnh nên năng suất đạt cao. Hơn nữa, giá luôn giữ ở mức ổn định từ đầu đến cuối vụ nên các nhà vườn có thu nhập mỗi hécta 180 triệu đồng/ha, sau khi trừ tất cả chi phí còn lãi trên phân nữa.
Tại những điểm bán lẻ trên các tuyến đường của thành phố Sóc Trăng, các giống sầu riêng chất lượng cao như Chín Hóa, Mõn Thoang, Ri6, Cơm vàng hạt lép... có giá phổ biến từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg; các giống sầu riêng thường như: Khổ qua xanh, khổ qua vàng... ít được ưa chuộng, giá chỉ 20.000 đến 30.000 đồng/kg.
Related news
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.
Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.
Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.