Trung Quốc ngừng nhập chôm chôm nghịch mùa tiêu thụ èo uột

Giá giảm hơn nửa
Trao đổi với phóng viên, ông Võ Văn Bê – Chủ nhiệm HTX Chôm chôm Java Tân Khánh (ấp Tích Khánh, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết:
“Hiện nay 44 xã viên của HTX đang vô cùng chán nản vì chôm chôm được sản xuất theo quy trình GobalGAP nhưng giá bán quá thấp.
Cụ thể, chôm chôm Java chỉ còn 7.000 đồng/kg trong khi cùng kỳ năm trước là 12.000 đồng/kg.
Chôm chôm đường (chôm chôm nhãn) cũng chỉ còn 10.000 đồng/kg, trong khi năm trước 22.000 đồng/kg”.
Chôm chôm rớt giá khiến các nhà vườn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) lo lắng.
Tại huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) - vùng chuyên canh chôm chôm lớn nhất miền Tây, nhiều nhà vườn cũng đang cám cảnh chôm chôm có giá rẻ bèo nên đã bấm bụng chấp nhận neo chôm chôm chín mộng để chờ giá nhích lên.
“Tình trạng này rất lạ vì hiện không phải mùa thuận.
Thời điểm này mọi năm thương lái thu mua rất đều đặn, giá cũng ổn định, không dè năm nay lại dội chợ” – ông Trần Văn Lợt – Tổ trưởng Tổ hợp tác chôm chôm VietGAP Tân Thới (xã Tân Thới, huyện Chợ Lách) thông tin.
Do Trung Quốc giảm nhập?
"Thời gian qua, việc sản xuất chôm chôm ở ĐBSCL đa phần dựa trên cảm tính, chưa khảo sát được đối thủ cạnh tranh cũng như chưa “đánh” vào nhu cầu thị trường cụ thể.
Trồng rải vụ là phải làm, nhưng chúng ta nên xem xét chuyển đổi cơ cấu giống chôm chôm đa dạng hơn” -Ông Lương Ngọc Trung Lập.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sở dĩ tình trạng tiêu thụ chôm chôm ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn như hiện nay là do đầu ra bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Anh Tám Chúc, một thương lái lâu năm cho biết: “Hiện các đối tác phía Trung Quốc ngừng ăn hàng, buộc lòng chúng tôi chỉ mua cầm chừng với số lượng ít để chuyển đi tiêu thụ trong nước”.
Ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chợ Lách cho biết: “Hiện toàn huyện có 4.200ha chôm chôm, do kỹ thuật sản xuất tăng cao nên người dân đã xử lý cho ra trái rải vụ, không còn tập trung như trước.
Có thể năm ngoái, Trung Quốc mất mùa chôm chôm nên tiêu thụ của mình được đẩy mạnh, giá cao, còn năm nay họ dư hàng do trữ được hoặc chọn mua chôm chôm từ nước khác”.
Trao đổi với chúng tôi về hiện tượng lạ này, ông Lương Ngọc Trung Lập – Trưởng Bộ môn Nghiên cứu thị trường (Viện Cây ăn quả Miền Nam) cho rằng: “Gần đây thị trường Trung Quốc có xu hướng thích chọn mua chôm chôm Thái Lan (chôm chôm Rong Riêng) hơn nên thị trường của mình bị “teo”.
Phải khẳng định chôm chôm Thái Lan ngon và để được lâu hơn nên sản phẩm nước ta không thể cạnh tranh được”.
Một chuyên gia nông nghiệp (xin không nêu tên) nhận định: “Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do định hướng sản xuất rải vụ của ngành vẫn còn chung chung, không phân cụ thể giữa các địa phương, không rõ sẽ thu hoạch bao nhiêu, bán vào quốc gia nào.
Đặc biệt là phải “né” thời điểm trùng với mùa thu hoạch của các nước mà mình có kế hoạch xuất khẩu”.
Related news

Với tập quán chăn nuôi truyền thống, từ bao đời nay đa phần người dân vùng nông thôn vẫn làm chuồng nuôi lợn ở vị trí thấp. Cũng chính vì cách chăn nuôi truyền thống này mà mỗi khi có lũ lớn xảy ra, người chăn nuôi thường bị thiệt hại rất nhiều.

Bất cứ ai có dịp về thăm mô hình chăn nuôi lợn nái kết hợp trồng bưởi của gia đình chị Mầu Thị Yến - thôn Tam Hợp, xã Cát Quế (Hà Nội), đều không khỏi ngỡ ngàng trước hiệu quả trong phát triển. Đây là mô hình mẫu cho nhiều cá nhân trong và ngoài địa phương đến học tập.

Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hộ Diêm 1, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) vượt qua những thất bại, vươn lên làm giàu nhờ nuôi ốc hương và chim bồ câu.

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.