Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ

Hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ
Publish date: Saturday. September 5th, 2015

Ông Hiền bên vườn thanh long đang cho trái.

Ông Hiền chia sẻ: Thanh long ruột đỏ là loại cây dễ  trồng, dễ chăm sóc, nhẹ công hơn so với các loại cây ăn trái khác. Cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới nên chịu nắng tốt, không có nhu cầu cao về nước, có thể trồng ở những vùng hạn chế nguồn nước.

Vì vậy, ­năm 2010, ông mạnh dạn cải tạo vườn nhà, đổ trụ trồng 300 gốc thanh long (cây giống H14) với tổng chi phí đầu tư 90 triệu đồng (cây giống, đổ trụ, phân bón). Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, ông phải tự mày mò, tìm hiểu trên sách báo, đài, đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Năm 2013, được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đông Hải, ông tiếp tục trồng thêm 150 trụ (được hỗ trợ 100% cây giống và 30% phân bón).

Về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ, ông Hiền chia sẻ: Thanh long ruột đỏ trồng leo bám bằng cột trụ bê-tông, đảm bảo hàng cách hàng 2,2m, trụ cách trụ 2,2m. Trụ được làm bằng bê-tông cốt thép, phần nhô cao trên mặt đất 1,2m.

Trồng 4 hom giống tại 4 cạnh của trụ bê-tông, dùng dây buộc cố định hom giống với trụ bê-tông để cây bám chắc chắn vào thân trụ. Do là cây trồng chịu khô hạn nên nhẹ công tưới nước; khi nắng nóng, khô hạn thì 3 ngày tưới một lần.

Trong 1 năm cần bón cho cây 3 lần, gồm phân chuồng, phân tổng hợp NPK (tỷ lệ 1N:1P205:2K2O), đào hố bón cách gốc 30cm. Trong điều kiện chăm sóc tốt, đến năm thứ 2 sau trồng cây đã cho quả bói; từ năm thứ 3 cho năng suất 15-20 kg/trụ; năm thứ 4 cho thu 40-60 kg/trụ, ở điều kiện chăm sóc tối ưu, cây có thể đạt  75 - 80 kg/trụ.

Thanh long ruột đỏ hầu như không có đối tượng sâu hại, chỉ xuất hiện hiện tượng thối bẹ ở những tháng mưa nhiều và ruồi đục quả (tháng 6-7). Để phòng ngừa côn trùng phá hại quả, ông Hiền sử dụng hoàn toàn thuốc sinh học và thuốc dẫn dụ ruồi, thường xuyên cắt tỉa những bẹ lá bị hư.

Năm 2014, với giá bán dao động từ 15.000 - 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Hiền thu lãi 60 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn nhân bán cây giống, thu nhập thêm hơn 10 triệu đồng/năm.


Related news

Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

Thursday. May 7th, 2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

Friday. May 8th, 2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

Friday. May 8th, 2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Friday. May 8th, 2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Friday. May 8th, 2015