Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản
Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.
9 tháng đầu năm, toàn huyện thả nuôi tôm sú và tôm thẻ là 15.237ha, đạt 99,8% so kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 6.300 tấn. Trong đó: diện tích tôm nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng là 14.187ha, hiện đang thu hoạch, với năng suất, sản lượng và hiệu quả khá cao. Diện tích thả nuôi tôm thâm canh ước khoảng 1.237ha, đạt 115,62% kế hoạch. Giá tôm thẻ chân trắng đang ở mức từ 170.000 đ/kg trở lên, tôm sú có giá dao động trên dưới 190.000 đ/kg.
Tôm càng xanh nuôi chuyên được tập trung ở các xã tiểu vùng I và nuôi xen lúa ở các xã tiểu vùng II và III, với diện tích 532ha, sản lượng thu hoạch khoảng 600 tấn. Diện tích nuôi sò khoảng 32ha, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, sản lượng thu hoạch khoảng 369 tấn.
Mô hình nuôi cua xen trong ao đầm nuôi tôm sú phát triển khá, sản lượng thu hoạch 1.700 tấn đạt 86% kế hoạch. Huyện giữ vững diện tích nuôi cá so với cùng kỳ (417ha), sản lượng 6.500 tấn, đạt 92,85% so với kế hoạch.
Hoạt động các hợp tác xã Thủy sản ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải tiếp tục được củng cố và duy trì. Huyện đã tiến hành Đại hội thường niên Hợp tác xã Bình Minh và Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018 của Hợp tác xã Thạnh Lợi. Diện tích nuôi nghêu năm 2013 là 432ha, tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 225 tấn.
Ý thức phòng, chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản của người dân từng bước được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi được tăng cường nhằm hạn chế dịch bệnh, thiệt hại, đặc biệt tại các xã: An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải.
Trong 9 tháng đầu năm, tôm giống nhập tỉnh qua kiểm dịch khoảng 644 triệu con. Giống sản xuất tại địa phương qua kiểm dịch khoảng 11 triệu con. Ngoài ra, huyện cũng đã tổ chức kiểm tra và ra quyết định xử phạt 4 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vận chuyển và kinh doanh tôm giống không kiểm dịch.
Trong 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh trên tôm nuôi.
Related news
Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.
Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trời xế trưa, vừa đánh chiếc xe tải cua vào sân, anh Trần Như Thi, thôn Hoà Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở cửa xe bước xuống nở nụ cười tươi rói, khoe với vợ: "Hôm ni trúng mánh, trừ mọi chi phí cũng kiếm lời được cả triệu đồng tiền bán rau...".
Trước tình trạng thương hiệu của cây tỏi Lý Sơn đang bị một số đối tượng lợi dụng để trục lợi, mới đây UBND huyện Lý Sơn đã thông qua đề án phát triển cây tỏi và tiến hành mở gian hàng tỏi tại chợ trung tâm huyện.
Những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt được xác định là một trong những chương trình sản xuất trọng điểm của xã Đại Hòa (Đại Lộc). Phong trào chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.