Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Publish date: Saturday. January 11th, 2014

Mô hình với vốn đầu tư ít, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ ổn định, còn tận dụng được khoảng trống xung quanh nhà làm bồn nuôi… Đó là những lợi thế làm nên hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong bể ny-lon của bà con phường Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên - An Giang).

Ông Mai Tấn Phước là một trong những lão nông có kinh nghiệm trong việc nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong bồn ny-lon tại khóm Thới An A (phường Mỹ Thạnh). Nguồn cá giống được mua ở Phú Tân giá 400 đồng/con, ông Phước đang thả nuôi trong 4 bồn, mỗi bồn từ 13m2 đến 32m2…

Với kinh nghiệm được tập huấn cùng với những lần thực tế trải nghiệm qua những đợt nuôi của mình, ông Phước chia sẻ: “Muốn cá lóc đạt năng suất, khâu chọn giống rất quan trọng, vì con giống khỏe, đồng đều thì tỷ lệ hao hụt sẽ giảm rất đáng kể”. Theo ông Phước, nuôi cá lóc đầu vuông sẽ có lãi nhiều hơn cá đầu nhím, dù rằng giá thị trường cá lóc đầu nhím luôn ở mức cao hơn cá lóc đầu vuông từ 5.000– 6.000 đồng/kg.

Giải thích về vấn đề này, ông nói: “Cá lóc đầu vuông lớn nhanh, đồng đều, đỡ tốn thức ăn, nếu cho ăn đầy đủ khoảng 2,5 tháng đến 3 tháng là có thể bán nên tiền thức ăn cho cá sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, mặc dù giá bán cá đầu nhím mắc hơn nhưng thời gian sinh trưởng chậm, không đồng đều, từ 5 – 6 tháng mới thu hoạch. Từ đó, tiền thức ăn tăng kéo theo lợi nhuận giảm xuống”. Có được kinh nghiệm qua những lần nuôi trước, ông nói: “Nuôi cá lóc phòng bệnh hơn trị bệnh, cá bệnh thì trị vẫn hết, nhưng kéo theo đó vừa tốn chi phí, cá chậm lớn...

Đồng thời, muốn cá mau lớn, nên thay nước thường xuyên và cho cá ăn giặm thêm ban đêm cá sẽ lớn rất nhanh”. Thay vì ban đầu nuôi 3 vụ/năm, hiện nay chỉ nuôi 2 vụ để canh thời vụ, tránh bán ngay thời điểm mùa nước nổi, đụng cá đồng vừa mất giá, vừa khó tiêu thụ. Lúc đầu nuôi, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên tỷ lệ hao hụt cao, gần như một nửa, nhưng giờ do áp dụng kỹ thuật và phòng bệnh tốt nên hạn chế tỷ lệ hao hụt. “Mô hình nuôi cá lóc này phù hợp với những hộ ít đất canh tác, có thể tận dụng những khoảng trống xung quanh nhà để nuôi.

Bên cạnh đó, đây là một công việc nhàn hạ, nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư làm bồn, tiền thức ăn thấp, cá rất dễ nuôi và thị trường tiêu thụ cũng rất tốt. Với bồn 15m2, nếu bán với giá 30.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí có thể lời từ 5 triệu – 6 triệu đồng” - ông Phước tâm sự.

Anh Võ Thanh Hùng, cùng khóm Thới An A, bắt đầu nuôi vụ đầu tiên từ năm 2012, năm nay đã thả nuôi được vụ tiếp theo. Tận dụng những khoảng trống xung quanh nhà làm được 2 bồn nuôi cá lóc đầu nhím, với diện tích 15 m2/bồn, anh Hùng cho biết: “Năm rồi nuôi vụ đầu tiên, do kẹt vốn nên nuôi được 6 tháng đã bán.

Tuy nhiên, do được giá 36 ngàn đồng/kg, nên đợt đó cũng có lời”. Hiện 2 bồn cá của anh Hùng được khoảng 500 gram – 600 gram/con và nuôi được 6 tháng, nhưng anh vẫn chưa bán vì còn đang chờ đến Tết giá sẽ nhỉnh hơn. “Ban đầu còn chân ướt, chân ráo, không biết kỹ thuật nuôi, cũng đi học hỏi bà con xung quanh, người chỉ một ít, nhờ vậy mà mình nuôi đạt chất lượng lắm” - anh mừng rỡ.

Chủ tịch Hội Nông dân TP. Long Xuyên Nguyễn Thị Xuân Loan cho biết: “Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong bồn ny-lon của bà con phường Mỹ Thạnh rất có hiệu quả, phù hợp với hướng phát triển của địa phương hiện nay vì tận dụng được diện tích đất nhỏ xung quanh nhà, là một dự án khả thi, ít vốn đầu tư, người dân thường lấy công làm lời. Đồng thời, đầu ra dễ dàng, ứng dụng được nguồn thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn truyền thống”.

Năm 2013, Hội Nông dân TP. Long Xuyên đã làm đề án cho vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ vốn 70 triệu đồng cho 7 hộ tại địa phương, vay trong 6 tháng để mở rộng sản xuất. Hiện nay, hội đang chuẩn bị tái cho vay lần 2 để những hộ này phát triển bền vững và định hướng mở rộng cho những hộ khác vay.

Năm 2010, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ) đến khóm Thới An A hỗ trợ kỹ thuật và chọn 4 hộ thí điểm mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong bồn ny-lon. Hiện nay, có khoảng 11 hộ nuôi theo kiểu cho ăn thức ăn công nghiệp, số còn lại vẫn còn tận dụng nguồn cá tự nhiên làm thức ăn.


Related news

Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

Wednesday. July 9th, 2014
Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

Wednesday. June 18th, 2014
Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014 Thanh Sơn Thử Nghiệm Mô Hình Cấy Mạ Ném Vụ Mùa Năm 2014

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

Wednesday. July 9th, 2014
Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa Chỉ Đạo Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Cấy Lúa Vụ Mùa

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

Wednesday. July 9th, 2014
Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô Nắng Nóng Bất Thường Đang Gây Hại Cho Người Trồng Ngô

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.

Wednesday. June 18th, 2014