Ngành Tôm Việt Nam Tư Duy Chuỗi Đầu Tư
Là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu tôm lớn, thế nhưng chúng ta luôn trong tình trạng bấp bênh về giá. Bởi lẽ, chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào một thị trường - Trung Quốc.
Theo báo cáo của VASEP, Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Chia sẻ với chúng tôi, giám đốc một DN tư nhân tại Cà Mau cho biết, hồi đầu năm DN tưởng trúng được đơn hàng cung cấp tôm nguyên liệu với khối lượng lớn cho một bạn hàng Trung Quốc.
Cty đã dốc toàn lực, cộng thêm nguồn vốn đi vay của ngân hàng để đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm, nhưng đến cận ngày giao hàng đối tác Trung Quốc đã tìm cách thoái thác, “xù” hợp đồng khiến DN “trở tay” không kịp.
Đang trong lúc khó khăn, nợ đến ngày phải trả thì lại có một đối tác khác đặt vấn đề sẽ mua lại toàn bộ số tôm nguyên liệu đang dồn ứ, tất nhiên với mức giá thấp hơn so với mức giá đối tác Trung Quốc đã thỏa thuận, đồng ý mua lúc đầu. Mặc dù, biết là thua thiệt nhưng DN vẫn phải chấp nhận bán tháo để thu hồi vốn vì tôm đã đến kỳ thu hoạch.
Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là, đối tác Trung Quốc và bên hỏi mua thực chất cũng chỉ là một đầu mối, cùng dùng chiêu ép giá DN trong nước nhằm thu mua với mức giá thấp hơn mặt bằng giá chung trên thị trường- vị DN này chia sẻ.
Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (VASEP) cho rằng, cách làm ăn chỉ thấy lợi trước mắt đối với những DN trong lĩnh vực của ngành tôm hiện nay đang diễn ra khá phổ biến.
Thừa nhận rằng, chúng ta không thể đóng cửa đối với thị trường Trung Quốc nhưng chúng ta cần phải thay đổi chiến lược làm ăn đối với thị trường này. Theo đó, thay bằng việc xuất hàng trước và nhận tiền sau thì nay, chúng ta cần phải nhận tiền trước và xuất hàng sau.
Hơn nữa, trong giao thương cần phải có những hợp đồng ký kết rõ ràng, trong đó có các điều khoản quy định ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Cty CP Chế biến Thủy sản Út Xi, đã đến lúc chúng ta cần phải tự chủ để mạnh lên, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Và sự tự chủ đó trước hết là cần phải thay đổi tư duy đầu tư nghiêm túc vào nuôi trồng, chế biến, tổ chức lại việc xuất khẩu. Đây thực chất là lối tư duy của mối liên kết phát triển theo chuỗi sản xuất từ con giống - nuôi- xuất khẩu, hợp tác bao tiêu đầu ra cho nông dân và tìm kiếm những nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá thành hợp lý.
Mặt khác, bản thân DN cũng cần phải xúc tiến hoạt động ngoại giao để các thị trường nhập khẩu tin tưởng và thừa nhận tiêu chuẩn của những giống tôm VietGAP của VN ngang bằng với các loại tiêu chuẩn quốc tế uy tín khác. Cùng với đó là cần có biện pháp phòng chống từ xa, thường xuyên chủ động theo dõi thị trường xem hàng hóa của mình vào thị trường đó có nguy cơ bị bán phá giá hay không, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
Related news
Tỉnh Phú Yên cho phép Cty CP Đầu tư thủy sản tập đoàn biển lập thủ tục triển khai dự án "Tàu đánh cá vùng biển xa và Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng cá Phú Lạc" với tổng mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng.
Rảo quanh các vùng trồng cây cảnh lớn tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) như Thắng Lợi, Mễ Sở, Liên Nghĩa… thời điểm này, dễ nhận thấy có sự khác biệt so với một số năm trước đây khi có khá nhiều nhà vườn chuyên về cam cảnh, bưởi cảnh mọc lên bên cạnh các vùng quất cảnh.
Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...
Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.
Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.