Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Áp Dụng Theo Quy Trình VietGAHP

Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.
Chăn nuôi heo áp dụng theo quy trình VietGAHP là quá trình tổ chức, thực hiện chăn nuôi an toàn từ khâu chọn địa điểm, thiết kế chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng và trị bệnh... nhằm đảm bảo heo được nuôi dưỡng để đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
Năm 2014, Trạm Khuyến nông Củ Chi đã tổ chức thực hiện 2 mô hình chăn nuôi heo áp dụng theo quy trình VietGAHP tại 3 xã Phước Thạnh và Trung Lập Thựợng, Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi với quy mô 54 con, với 06 hộ tham gia (mỗi xã 2 hộ, mỗ hộ nuôi 9 con).
Các hộ được lựa chọn để làm mô hình là có chuồng trại thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về điều kiện trang trại chăn nuôi an toàn sinh học như: cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, bệnh viện và khu chăn nuôi khác, ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt…; có kinh nghiệm chăn nuôi heo; nhiệt tình và chịu khó. Ngày 29/9/2014 Trạm Khuyến nông Củ Chi đã cấp giống cho các hộ dân.
Đây là giống heo 3 máu, được mua từ trang trại của các công ty doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận sản xuất nguồn giống đảm bảo an toàn dịch bệnh để hạn chế nguy cơ mang bệnh và đã được tiêm phòng các bệnh như: Bệnh Lở mồm long móng, bệnh dịch tả, bệnh tai xanh... Trước đó, các hộ nông dân đã được tập huấn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo áp dụng theo quy trình VietGAHP. Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% con giống.
Sau 3 tháng 15 ngày triển khai, mô hình có 03 hộ tham gia, quy mô 27 con, đàn heo của mô hình đều tăng trọng tốt và không có dịch bệnh gì xảy ra. Tỷ lệ sống 100%. Trọng lượng bình quân đạt 100kg/con, sau khi trừ chi phí về giống, thức ăn, thuốc thú y, khấu hao tài sản thì lãi cho cả mô hình chăn nuôi heo áp dụng theo quy trình VietGAHP là: 19.452.500 đồng.
Ông Đỗ Văn Có, Ấp Phước Hưng xã Phước Thạnh huyện Củ Chi, cho biết: Gia đình ông trong quá trình thực hiện mô hình đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật mà cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn nên đàn heo của gia đình ông phát triển tốt. Sau 3 tháng 15 ngày nuôi trọng lượng bình quân đạt: 100 kg/con, giá bán là 50.000 đồng/kg. Lãi nhuận đạt 720.000 đồng/con. Như vậy, bình quân mỗi tháng gia đình ông thu nhập khoảng 15 - 20 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi heo.
Ông Võ Ngọc Anh Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, để đảm bảo chăn nuôi thành công và mang lại hiệu quả cao, bà con chăn nuôi nên tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, khắc phục những nhược điểm trên từng mô hình của gia đình mình.
Đồng thời, khuyến cáo và nhắc nhở những hộ chăn nuôi lân cận áp dụng đúng quy trình kỹ thuật để cùng nhau chăn nuôi mang lại hiệu quả hơn. Sản phẩm của mô hình chăn nuôi heo áp dụng theo quy trình VietGAHP là sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đây là hướng đi mới, có hiệu qủa có thể áp dụng dụng rộng rãi cho người nông dân chăn nuôi toàn Thành phố trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp và nguy hiểm như hiện nay.
Related news

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên vùng đất lúa nhiễm phèn nặng, năng suất thấp để cải thiện thu nhập là mục tiêu trọng tâm của chính quyền và nông dân ấp Ba Tiêu, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Mô hình trồng sen lấy ngó hiện đang được người dân Ba Tiêu ưa chuộng, bởi thời gian trồng, chăm sóc dễ dàng và cho thu hoạch nhanh. So với trồng lúa, mô hình này cho thu nhập cao hơn.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang khẩn trương xuống đồng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu 2015. Thiên tai, hạn hán kỷ lục vừa qua những tưởng vụ lúa thất bát, nhưng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp, vụ hè thu này được mùa nhất so với mấy năm gần đây.

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.

Tại Giồng Trôm và Châu Thành, diện tích trồng mới bưởi da xanh (BDX) tăng rất nhanh trong 6 tháng đầu năm 2015, đã gần bằng diện tích BDX hiện có của TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (khoảng 610ha). Ở nhiều nơi khác trong tỉnh, nhiều hộ dân cũng đang trồng mới BDX. Thực trạng này, nhiều người lo lắng, hiện việc tăng diện tích trồng BDX như thế có phá vỡ quy hoạch khi Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đang được triển khai?