Trồng Hồng Hoa Năng Suất Cao, Xóa Nghèo Cho Nông Dân
Hồng hoa là loại cây thực phẩm và dược liệu ngắn ngày, dễ trồng, nhu nhập từ châu Phi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, trên địa bàn Đắk Lắk, một số nông dân đã bước đầu làm quen với một loại cây trồng mới: Đó là cây hồng hoa, còn gọi là bụt dấm, hay atisô đỏ - tên khoa học của loại cây này là Hibiscus Sabdariffa. Đây là loại cây thực phẩm và dược liệu ngắn ngày, nhu nhập từ châu Phi, dễ trồng, có khả năng phát triển trên những vùng đất bạc màu, và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Bùi Đình Khuê, ở thôn 5 xã Ea Tiêu, huyện Chư Quynh, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Sau khi nghe Đài TNVN giới thiệu về việc trồng cây hồng hoa, chúng tôi đã tìm đến địa của ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Nhà Việt - người có công mở rộng diện tích cây hồng hoa ở Hải Phòng để học hỏi kinh nghiệm về mô hình hình”.
Ông Khuê nói: “Đi tham quan mô hình tại Hải Phòng, tôi rất hay và có hiệu quả kinh tế cao. Tôi đã mời ông Hoàng Văn Tuyên vào Đắk Lắk này để tham quan thổ nhưỡng khí hậu xem có đầu tư trồng cây này được không? Ngày 18/4/2014, được sự cho phép của lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Sở khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk triển khai hội nghị và đã cho phép trồng khảo nghiệm. Tôi đã chọn ở đây để trồng”.
Đang vào dịp thu hoạch rộ, tại vườn hồng hoa của anh YTanông Buôn Giá, dân tộc M Nông ở buôn Ea Mal, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) có đến hơn chục nông dân đang thu hoạch hồng hoa. Người dùng liềm bứt cành gom đống, người dùng kéo cắt quả. Hồng hoa chín mộng đỏ, nhìn từ xa giống như một vườn hoa hồng đầy ắp nụ sắp bung cánh.
Anh Y TaNông cho biết: Sau khi tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc cây hồng hoa, anh quyết định dành 1,3 ha đất trước đây thường trồng bắp và đậu để trồng giống cây mới lạ này.
Ngày 17/5/2014, anh gieo giống, 4 tháng sau cây đơm bông kết trái. Cây nào phát triển tốt, cho đến 4 kg trái. Khi trồng, anh đặt chỉ tiêu là 8 đến 10 tấn quả/ha. Nhưng vụ này, vườn cây của anh có năng suất lên đến xấp xỉ 20 tấn. Như vậy có tổng thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng.
Anh Y TaNông nói: “Ở đây có nhiều loại cây trồng, nhưng trồng cây hồng hoa này dễ canh tác hơn so với các loại cây khác. Mình trồng cũng thưa, khoảng cánh từ 1m đến 1,2m. Việc trồng rất đơn giản, ít sâu bệnh, cả vụ chỉ cần làm cỏ 1 lần. Hiệu quả kinh tế nếu mà trồng ngô cao gấp 3 lần trồng ngô”.
Đến tham quan vườn cây hồng hoa của anh Y TaNông, anh Ngô Quang Kiên, ở xã Bình Giang, Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết: Nghe tin bà con nông dân ở Buôn Đôn trồng cây hồng hoa thành công và có giá trị kinh tế cao nên phải đến tận nơi để xem và học hỏi cách trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Ông Ngô Quang Kiên nói: “Biết cây này có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nên tôi lên đây tham quan học hỏi kinh nghiệm về để làm. Chúng tôi làm dựa vào khả năng. Nói chung mọi kinh nghiệm cũng như công tác thu mua sản phẩm chúng tôi bước đầu nhờ công ty. Nhờ công ty hướng dẫn kỹ thuật cũng như vấn đề đầu ra đầu vào của sản phẩm”.
Hồng hoa là loại cây có nguồn gốc ở châu Phi, do một nhà khoa học người Đức du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990, với mục đích là bao tiêu sản phẩm đài quả khô, hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả.
Đây là loại cây dễ trồng, có sức sống mạnh, là dược liệu quý với khả năng trị bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hạn chế nguy cơ béo phì, tai biến. Với người dân, lá cây dùng để ăn sống, nấu canh chua hoặc kho cá, quả dùng để chiết xuất trà thảo mộc, rượu vang, mứt, sirô…
Ông Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nhà Việt cho biết: Hiện ở Hải Phòng, công ty thu mua với giá 8.000 đồng/kg dùng để sản xuất rượu vang, mứt, trà thảo mộc và sirô. Ông Hoàng Văn Tuyên nói: “Đây là chương trình mà chúng tôi rất mong muốn được chuyển tải đến người nông dân ở tất cả các vùng nhất là vùng sâu vùng xa và những vùng mà đất có thể rất kém có thể không trồng được cây khác; cây trồng này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.
Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm vị đã trồng ở Hải Phòng - Đảo Cát Bà. Hiện nay ở Cát Bà có 6 xã nông dân đã làm với chúng tôi từ năm 2008. Chúng tôi chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho nông dân làm, hướng dẫn cho nông dân từ khi giao hạt giống, trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Đồng thời cam kết với nông dân,đảm bảo đầu ra cho nông dân”.
Từ thực tế trồng khảo nghiệm và đã trồng thành công, ông Hoàng Văn Tuyên cho rằng: Thổ nhưỡng, khí hậu ở Tây Nguyên rất phù hợp với cây hồng hoa. Tỉnh Đắc Lắc cũng đã thống nhất ủng hộ Công ty mở rộng diện tích loại cây này trên địa bàn, trước mắt đã đồng ý lập phương án quy hoạch 5 ha ở huyên Ea H’Leo để xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm.
Giấc mơ vùng nguyên liệu 40.000 ha hồng hoa ở Tây Nguyên vào năm 2020 vẫn còn ở phía trước. Tuy nhiên, hiện tại Công ty Nhà Việt đã hợp đồng với nông dân Đắk Lắk trồng 200 ha trong năm 2015. Người trồng hồng hoa sẽ được công ty cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật từ khi gieo hạt cho đến lúc thu hoạch, và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Related news
Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nguyên nhân giá tiêu tăng cao trong những ngày qua là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2013 của cả nước đạt thấp. Tại vùng chuyên canh hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), năng suất của niên vụ 2013 chỉ đạt 37,7 tạ/ha, giảm gần 30% so với năng suất niên vụ 2012.
Trao đổi với PV bên lề Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết tam nông, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, nhìn lại 5 năm thực hiện nghị quyết, chúng ta có 8 điểm sáng và 16 mặt còn tồn tại, cần giải quyết.
Những ngày này, đến xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang), trên các cánh đồng, rất đông thương lái tụ về thu mua đậu Hà Lan, nhiều nhất là thôn Tiên Do.
Trong những năm gần đây, phong trào nông dân (ND) làm kinh tế giỏi phát triển rộng khắp trên địa bàn xã Tân Định (Bến Cát - Bình Dương). Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương ND sản xuất giỏi tiêu biểu, trong đó có ND Nguyễn Văn Đậu (ấp 3, xã Tân Định) với mô hình trồng rau an toàn (RAT)…