Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)
Publish date: Tuesday. November 4th, 2014

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Gia đình ông Lê Văn Hoàng, phường Cam Phúc Bắc, Tp Cam Ranh vốn gắn bó với nghề trồng rong sụn hàng chục năm nay. Sau mỗi lần trồng và thu hoạch rong, nhận thấy có nhiều con cá ngựa tự nhiên xuất hiện trên diện tích trồng rong của gia đình, ông Hoàng đã nảy ra ý tưởng thử nuôi cá ngựa kết hợp với trồng rong sụn.

Nghĩ là làm, năm 2013 ông Hoàng mạnh dạn đầu tư 15 triệu đồng để mua 1500 con cá ngựa về thả nuôi. Sau 2 tháng nuôi, số cá ngựa trên phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Với giá bán 80.000 đến 100.000 đồng/con (dài từ 12 đến 14 cm), năm đầu tiên ông Hoàng đã thu lãi được trên 60 triệu đồng từ nuôi cá ngựa.

Ông Lê Văn Hoàng chia sẻ lần đầu ông nuôi khoảng 1500 con, sau đó thất thoát chết khoảng 400 – 500 con, còn thu hoạch trên dưới ngàn con.

Bình quân bán cá ngựa từ 80.000 đến 100.000/con mà không có sản phẩm để bán. Cá ngựa không phải chăm sóc, còn rong sụn đúng vụ tháng 8, tháng 9 thì bệnh tật rất ít, còn trái vụ như tháng 2, 3, 4 thì hay bị bệnh sán lông, dân gian gọi là lông chó, hoặc là bị đốn thân nên qua tháng đó thì tạm thời ngưng trồng rong sụn.

Ngoài cá ngựa, mỗi năm gia đình ông Hoàng còn thu được khoảng 250 đến 300 triệu đồng từ trồng rong sụn. Theo ông Hoàng, cả rong sụn và cá ngựa đều trồng và chăm sóc rất đơn giản, không tốn tiền phân bón và thức ăn, chúng tự tìm nguồn dinh dưỡng và thức ăn trong nước biển để sinh trưởng và phát triển. 2 loài nuôi này cũng rất ít dịch bệnh.

Hiện nay, để trồng một sào rong sụn người dân phải đầu tư khoảng 40 triệu đồng; sau một tháng, cây rong bắt đầu cho thu hoạch khoảng 4,5 đến 5 tấn rong/ha. Giá bán ở mức 15.000 đồng/kg rong tươi và 30.000 đồng/kg rong khô. Bình quân một hecta người dân thu lãi khoảng trên 50 triệu đồng. Rong sụn được bắt đầu trồng từ tháng 8 âm lịch hàng năm và thu hoạch cho đến hết tháng 2 âm lịch năm sau.

Ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc – TP Cam Ranh cho biết mô hình cá ngựa kết hợp với rong rụn được ông Hoàng phát hiện tình cờ, Hội nông dân thấy đây là việc làm đầy tính sáng tạo của bà con nông dân trong quá trình thực tiễn nuôi trồng và đúc kết. Riêng mô hình cá ngựa kết hợp rong sụn tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật năm 2013 được giải khuyến khích. Địa phương đánh giá rất cao về nội dung này vì nó giúp hộ nghèo cải thiện kinh tế.

Hiện nay, ngoài trồng rong sụn và nuôi cá ngựa kết hợp, ông Hoàng còn nuôi thêm sò. Cả 3 loài này đều sống hợp với nhau nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả cao. Điều đáng mừng là sản phẩm làm ra tiêu thụ thuận lợi, thậm chí không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Đặc biệt mới đây, ông Hoàng đã ký được hợp đồng cung ứng rong sụn cho một công ty thu mua tại Ninh Thuận. Nhờ đó mà sản phẩm rong sụn của gia đình ông và những hộ dân trong vùng được tiêu thụ ổn định hơn, không bị tư thương ép giá như trước.


Related news

Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra Hẹp Dần Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra Hẹp Dần

Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.

Friday. September 13th, 2013
Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

Friday. September 13th, 2013
Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Saturday. September 14th, 2013
Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm

Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...

Saturday. September 14th, 2013
Hướng Mở Từ HTX Nuôi Nghêu Đất Mũi Hướng Mở Từ HTX Nuôi Nghêu Đất Mũi

Đã qua rồi thời hỗn loạn, người thì nuôi, kẻ khai thác tranh giành nguồn lợi từ con nghêu của bãi bồi Đất Mũi (Cà Mau). Sau khi sắp xếp lại một cách toàn diện, vùng nuôi nghêu bãi bồi đang dần đi vào ổn định.

Monday. September 16th, 2013