Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Heo của các doanh nghiệp lớn cũng bị phát hiện có chất tạo nạc

Heo của các doanh nghiệp lớn cũng bị phát hiện có chất tạo nạc
Publish date: Friday. September 4th, 2015

Đây là một trong những nội dung thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận tại buổi họp báo thường kỳ về kết quả công tác tháng 8 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) diễn ra chiều 31-8 tại Hà Nội.

Ngay sau khi nhận được báo cáo của Chi cục Thú y TP HCM, thông tin từ các cơ quan báo chí về hiện tượng sử dụng chất tạo nạc phổ biến trong chăn nuôi heo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, Bộ NNPTNT đã thành lập một đoàn thanh tra đặc biệt trên diện rộng nhằm kiểm soát tình trạng này.

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NNPTNT cho biết, qua kiểm tra 227 mẫu thanh tra bộ đã phát hiện 31 mẫu dương tính với chất cấm thuộc 7 lô heo có nguồn gốc từ các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.

Thực tế kiểm tra cho thấy, sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng ở địa phương chưa chặt chẽ, một số chủ trang trại thu gom heo và sử dụng chất cấm để vỗ béo cho heo trong khoảng thời gian từ 5- 30 ngày trước khi xuất chuồng nhằm tăng thêm lợi nhuận.

Không chỉ các hộ nông dân, các trang trại mà ngay cả các công ty lớn cũng bị phát hiện có sử dụng chất cấm. Đoàn thanh tra đã làm việc với hai công ty CP và Anco và kết quả cho thấy cả hai công ty đều chưa kiểm soát được chuỗi cung ứng thịt heo, tạo điều kiện cho việc sử dụng chất tạo nạc, thu lợi nhuận bất chính của nhiều nông dân và thương lái.

Ông Dũng cho hay, đoàn kiểm tra phát hiện CP có 2 trang trại có sử dụng chất cấm. Công ty đã ký hợp đồng không sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi heo nhưng khâu kiểm tra giám sát của công ty không chặt dẫn tới tình trạng một số trang trại vẫn sử dụng chất cấm. Sau khi làm việc với đoàn kiểm tra, công ty CP đã ra văn bản sẽ kiểm tra tất cả các lô heo trước khi xuất chuồng.

Đối với công ty Anco, công ty giao phiếu tiêm phòng vắc xin và giấy bán cho thương lái nhưng không có biện pháp theo dõi hay kiểm soát. Công ty này cũng không nắm được việc một số thương lái mua heo của công ty về nuôi vỗ béo, sau đó mới xuất bán. Đây là hành vi vi phạm mới của thương lái, đó là mua lại heo xuất chuồng sau đó vỗ béo bằng cách sử dụng chất tạo nạc từ 5-30 ngày. Trong thời gian này, heo có tốc độ tăng trọng rất lớn.

“Anco có tổng đàn 95.000 con heo nuôi tập trung trong một trang trại và mỗi tháng xuất chuồng khoảng 14.000 con heo nên việc kiểm soát này là rất cần thiết” – ông Dũng nói.

"Chúng tôi đã làm việc với hai công ty và đưa ra phương án quản lý là công ty mỗi ngày phải lấy một mẫu nước tiểu và một mẫu thức ăn. Đồng thời, các công ty phải đưa ra cơ chế giám sát heo trước khi xuất chuồng", ông Dũng cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NNPTNT cho hay, sau một thời gian tạm lắng, tình trạng sử dụng chất cấm lại đang có dấu hiệu sử dụng trở lại là do giá heo đang cao khiến nhiều nông dân và thương lái muốn hưởng lợi bất chính. Bên cạnh đó, cũng có tình trạng người chăn nuôi chịu áp lực của thương lái để có heo nạc, bắt mắt. Đồng thời, sau thời gian kiểm tra sát sao thì thời gian gần đây, một số địa phương đã sao nhãng quản lý việc sử dụng chất tạo nạc này.

Chất tạo nạc là tên gọi của nhóm chất hóa học có đặc tính khiến vật nuôi tăng lượng nạc, giảm mỡ. Ba chất tạo nạc nổi bật có mặt trên thị trường là sabutamol, ractopamine, clenbuterol, trong đó sabutamol là chất được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trên động vật, khi được cho ăn với một lượng lớn (1.000 – 6.000 mg/ngày) sẽ làm chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm da bóng mượt.

Trong cơ thể vật nuôi, tồn dư của sabutamol được bài tiết dần qua nước tiểu nhưng vẫn bị tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ, vọng mạc và không bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao. Cũng chính vì thế mà các trường hợp ngộ độc được báo cáo thường do ăn nội tạng động vật và là một trong những tác nhân gây ung thư.


Related news

Nhiều hộ dân đổ xô trồng hồ tiêu Nhiều hộ dân đổ xô trồng hồ tiêu

Hiện nay, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đăk Nông đang đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương về những hệ lụy của tình trạng trồng cây tự phát này. Họ chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê...

Sunday. September 27th, 2015
TP.HCM nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới TP.HCM nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Với đề án nâng chất tiêu chí nông thôn mới ở TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020,"môi trường sống của người dân nông thôn thành phố sẽ tốt hơn nhiều”. Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối Chương trình NTM TP.HCM.

Sunday. September 27th, 2015
Quy hoạch lại chăn nuôi để chuẩn bị xuất khẩu thịt lợn Quy hoạch lại chăn nuôi để chuẩn bị xuất khẩu thịt lợn

Đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P cho biết, doanh nghiệp này đang lập đề án xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và EU.

Sunday. September 27th, 2015
Bức tranh HTX không sáng do bệnh thành tích Bức tranh HTX không sáng do bệnh thành tích

Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.

Sunday. September 27th, 2015
Thành tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống Thành tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

Sunday. September 27th, 2015