Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu

Theo kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, bệnh gây hại chủ yếu trên cây tiêu ở huyện Tây Hòa là bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, thán thư, gỉ sắt, đốm tảo. Trong đó, bệnh nguy hiểm cho tiêu là chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng.
Chi cục Bảo vệ thực vật cũng nhận định, thời gian đến, bệnh chết chậm, tuyến trùng tiếp tục gây hại ở những vườn tiêu chăm sóc kém. Vì vậy, nông dân sử dụng phân hữu cơ bón cho cây tiêu và không lạm dụng phân hóa học. Khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng đúng thuốc đặc trị để hiệu quả phòng trừ cao. Cụ thể, trừ tuyến trùng phải dùng thuốc Vimoca, Regal…
Phòng ngừa bệnh chết chậm dùng các loại chế phẩm trichoderma, pseudomonas kết hợp bón phân chuồng, phân vi sinh cho cây tiêu.
Related news

Trải qua thời gian bị dịch bệnh vàng lá gân xanh, hiện diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã giảm rõ rệt. Bên cạnh những nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng khác thì vẫn còn nhiều hộ quyết định bám trụ với loại cây trồng nhiều lợi ích này.
Hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những năm qua, ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã không ngừng lao động sáng tạo và thực hiện thành công quy trình sản xuất cho quả vải thiều ra quả trong thân – “vải thiều nho”.

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam Bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Mấy năm gần đây việc sản xuất trái cây được ngành chức năng quan tâm, nhiều địa phương xem trái cây là thế mạnh đột phá giúp nông dân làm giàu; nhờ đó mà diện tích trái cây tăng nhanh.

Dự báo trong mùa mưa năm nay, nông dân sẽ đổ xô trồng cây đinh lăng bởi giá trị kinh tế của nó vượt xa so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên Bình Phước hiện nay vẫn chưa chọn được loại giống đinh lăng nào phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.

Hiện giá mủ cao su được thương lái thu mua ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân năm 2014. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, hai năm liền cao su giảm tái tạo mủ, năng suất thấp nên người trồng cao su không vui.