Mô Hình Nuôi Gà Nòi Lai Thả Vườn
Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.
Tháng 3/2010, được người quen giới thiệu đến cơ sở cung cấp con giống tại huyện Mõ Cày Nam mua 1000 con gà giống về nuôi. “ Khi mới bắt gà về tôi cũng lo lo, có thể xem mình rất bạo gan vì số lượng quá lớn, kinh nghiệm không nhiều, trước đây gia đình cũng có nuôi gà thả vườn nhưng chỉ vài chục con, mai nhờ cơ sở bán gà giống và đại lý bán thức ăn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà, nên số gà từ lúc bắt về đến khi xuất chuồng hao hụt khoảng 30%”.
1000 con gà giống đầu tiên được Ông mua với giá 12.000 đồng/con giống, sau 3,5 tháng chăm sóc, số gà còn lại khoảng 700 con, trọng lượng bình quân đạt khoảng 1,5-1,6 ký/ con. Sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng, đây được xem là mô hình hiệu quả vì thời gian nuôi ngắn, một năm nếu chịu khó có thể nuôi từ 3- 4 đợt.
Sẳn có kinh nghiệm từ lần nuôi đầu tiên, tháng 8/2010, ông tiếp tục với mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn, đầu tư mua 1070 con gà giống, nuôi trên diện tích 1000 mét vuông. Có kinh nghiệm qua lần đầu chăm sóc nên tỷ lệ đàn gà hao hụt so với trước đây có giảm hơn nhiều, khoảng 10% trên tổng đàn. Qua gần 2,5 tháng chăm sóc gà đạt trọng lượng khoảng 1 ký/con, hiện nay gà thịt đang có giá 72 ngàn đồng/ký được thương lai thu mua tại chuồng, khoảng 30 ngày tới đàn gà của ông sẽ xuất chuồng và giá bán có thể cao hơn vì thời điểm Noel, giáp tết, ông Tạo hy vọng.
Để nuôi gà đạt chất lượng được thị trường chấp nhận mua với giá cao, ngoài cho ăn thức ăn được chế biến sẳn, phân cử vào 3 buổi sáng- trưa- chiều, phải cho gà ăn thêm rau cỏ, lục bình, chuối… để tạo chất sơ, và điều quan trọng khi mới bắt gà về phải ủ ấm.
Đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua 1 đợt nuôi gà và học hỏi trên sách báo, ông Tạo cho biết khi gà mới nở 1 ngày tuổi, mang về ủ ấm chúng trong 5 ô chuồng được che kín, mỗi ô có diện tích 1 mét vuông treo bóng đèn được thiết kế sẳn, trong thời gian 10- 15 ngày và cho ăn thức ăn dạng nhuyễn. Đặc biệt trong giai đoạn 30 ngày tuổi gà phải được chích ngừa đầy đủ các loại bệnh như dịch tả, gút, hô hấp… Nước uống phải được xử lý trước khi cho gà uống từ 3 đến 4 ngày. Chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát và đảm bảo được che chắn kín gió khi trời đêm và phải cho gà ngủ trên gác không nên để gà ngủ dưới nền đất dễ bị bệnh đường hô hấp.
“Nuôi gà thả vườn, được xem là mô hình mới có nhiều nông dân ở các địa phương áp dụng, bởi lẽ mô hình này phù hợp cho điều kiện từng gia đình từ nguồn vốn ít đến vốn nhiều cũng có thể tham gia và điều quan trọng nông dân có thể thoát nghèo vươn lên làm giàu từ mô hình này nếu cần cù, chịu khó và biết cách chăm sóc. Hướng tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp ao cá và khuyến khích bà con trong xóm cùng tham gia, với tôi đây là mô hình hiệu quả’’, ông Tạo nói.v
Related news
Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.
Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) vừa có buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản.
8 giờ 30 buổi lễ trao tặng 150 con bò giống cho người nghèo ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) mới diễn ra nhưng Sòng A Chu đã đến UBND xã Trung Lý trước đó nhiều giờ. Chu cho biết, anh háo hức đến sớm để xem con bò của mình được nhận trông ra sao.
Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà hàng nghìn hộ nông dân (ND) ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã có điều kiện chuyển đổi, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.